Trước tình trạng cuộc gọi lừa đảo gia tăng, nhất là dịp cuối năm, nhiều ý kiến kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xử lý quyết liệt vấn nạn này.
Trước tình trạng cuộc gọi lừa đảo gia tăng, nhất là dịp cuối năm, nhiều ý kiến kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xử lý quyết liệt vấn nạn này.
Như Thanh Niên thông tin, báo cáo từ Cục Viễn thông (Bộ Thông tin – Truyền thông) cho hay trong năm 2021, cơ quan này đã xử lý gần 1,1 triệu sim có dấu hiệu thông tin thuê bao không đúng quy định. Đồng thời, ngăn chặn hơn 78 triệu cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo và xử lý 227.000 thuê bao phát tán cuộc gọi rác. Bên cạnh đó, cơ quan điều tra cũng liên tục triệt phá các đường dây lừa đảo nhưng trên thực tế, những cuộc gọi lừa đảo vẫn khủng bố người dùng liên tục.
Cần cảnh giác với những cuộc gọi lạ |
Nâng cao cảnh giác, tự bảo vệ mình
Dù cơ quan chức năng có nhiều động thái ngăn chặn, tuy nhiên các cuộc gọi lừa đảo vẫn hoành hành và nhiều người đã sập bẫy. Đặc biệt, dịp cuối năm tình trạng này càng nở rộ. Chính vì vậy, bạn đọc (BĐ) Thanh Niên khuyến cáo người dân khi nhận được cuộc gọi từ số lạ cần cảnh giác cao độ, không làm theo bất kỳ yêu cầu nào từ những kẻ lạ mà phải có sự xác minh lại với các tổ chức, cơ quan nhà nước có liên quan… “Tình trạng này báo đài phản ánh rất nhiều nhưng vẫn có người sập bẫy. Sẽ không ai có thể lừa được mình nếu mình có một cái đầu tỉnh táo. Mong bà con đề cao cảnh giác hơn, nhất là sau dịch hoặc dịp cuối năm tình trạng lừa đảo này càng nở rộ”, BĐ Bích Ngọc lưu ý.
Tương tự, BĐ Loan Anh viết: “Mình cũng mấy lần nhận được cuộc gọi như có quà từ bưu điện và các cuộc gọi từ nước ngoài. Nếu không tham thì sẽ không bị lừa. Trước khi nhờ đến sự vào cuộc của cơ quan chức năng, hãy tự bảo vệ mình bằng việc cảnh giác cao độ trước những thủ đoạn tinh vi này”.
Nhiều BĐ cho rằng thời điểm dịch bệnh mà lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người khác để trục lợi thì quá táng tận lương tâm. Cần phải xử lý ngay để làm gương, để bọn chúng biết sự nghiêm minh của luật pháp. “Rất mong lực lượng an ninh mạng chủ động, khẩn trương truy xét, triệt phá các đường dây lừa đảo này. Trong giai đoạn dịch bệnh, đời sống người dân đã gặp khó khăn mà lại còn lợi dụng thời điểm này để trục lợi thì thật là mất nhân tính”, BĐ Duy Trung lên án.
Quyết liệt xử lý vấn nạn này
Trước tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo nở rộ, nhiều BĐ đặt vấn đề nhà mạng ở đâu trong khi quy định đăng ký “sim chính chủ” đã có từ lâu. “Cho tôi hỏi nhà mạng đang ở đâu khi vấn đề này được đề cập rất nhiều lần. Bản thân tôi nhận được những cuộc gọi mà thông tin cá nhân được cung cấp rất đúng, thử hỏi như vậy thì người dân không tin sao được. Các nhà mạng phải có giải pháp triệt để về vấn đề này”, BĐ Châu Hoàng bức xúc.
Trong khi đó, BĐ Đoàn Hòa thẳng thắn: “Nhà nước nên quy định nếu đối tượng dùng sim rác đi lừa đảo, nhà mạng cũng phải liên đới. Phải kiên quyết bắt các nhà mạng quản lý được thuê bao của mình”.
“Bộ Thông tin – Truyền thông và Bộ Công an nên thành lập trung tâm phản ánh cuộc gọi lừa đảo, tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, quấy rối tình dục… Nếu đủ chứng cứ pháp lý có thể khởi kiện chủ thuê bao. Mặt khác chỉ bán sim ở các trung tâm của nhà mạng, không bán sim cho các đại lý. Thu hồi tất cả các sim. Mỗi người dùng chỉ được sở hữu tối đa 1 sim cho một nhà mạng”, BĐ Tra My ý kiến.
Bên cạnh đó, một số BĐ cũng đặt vấn đề về vấn nạn mua bán thông tin cá nhân đang bùng nổ trên mạng và mong Bộ Công an vào cuộc quyết liệt. “Bộ Công an cần có chuyên án xử lý dứt điểm nạn mua và bán thông tin cá nhân của người dân tràn lan như hiện nay”, BĐ Bao Bao đề nghị.
* Quá đơn giản nhưng một số người cứ bị lừa hoài. Hãy cảnh giác bà con ơi.
N.Q
* Số điện thoại đăng ký phải có CMND, kiểm tra xác minh rồi mới hòa mạng. Vậy sao sim rác vẫn hoạt động, rất khó hiểu.
Vu Duc
* Đối với các cuộc gọi giả danh người dùng tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu nào. Có vấn đề gì thì cơ quan chức năng họ sẽ liên hệ với công an địa phương nơi mình ở chứ không liên hệ trực tiếp như vậy. Thời buổi dịch bệnh, bọn bất lương luôn nghĩ ra nhiều cách để lường gạt người cả tin.
Huy Nguyen
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.