Quỹ Tiền tệ quốc tế hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới do tác động của biến thể Omicron, đồng thời cảnh báo lạm phát kéo dài do căng thẳng Nga – Ukraine.
Quỹ Tiền tệ quốc tế hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới do tác động của biến thể Omicron, đồng thời cảnh báo lạm phát kéo dài do căng thẳng Nga – Ukraine.
Tân phó giám đốc điều hành thứ nhất của IMF Gita Golinath |
Hãng AFP ngày 26.1 dẫn dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng biến thể Omicron đang gây trở ngại cho nền kinh tế thế giới và kìm hãm tăng trưởng, nhất là tại 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
IMF giảm dự báo GDP toàn cầu năm nay xuống mức 4,4%, thấp hơn nửa điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 10.2021, do tác động của đợt dịch mới nhất, dù dự báo tác động này sẽ giảm bớt trong quý 2 năm nay.
“Nền kinh tế toàn cầu bước vào năm 2022 ở vị thế yếu hơn so với dự báo trước đó”, theo IMF.
Bên cạnh đó, dự báo còn cho rằng các nguy cơ như căng thẳng địa chính trị và làn sóng giá cả tăng ảnh hưởng đến người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể kéo dài hơn so với dự báo trước đó.
Sau đợt phục hồi khá chắc chắn vào năm ngoái khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu ước tính đạt 5,9%, IMF đã giảm dự báo hầu như tại tất cả các nước.
Theo IMF, cần kiểm soát đại dịch để giảm tác động đến kinh tế và nên tăng cường tiêm vắc xin Covid-19 tại các nước đang phát triển.
“Sự hợp tác quốc tế chặt chẽ và hiệu quả sẽ đảm bảo rằng năm nay là năm thế giới thoát khỏi sự kiềm hãm của đại dịch”, theo tân phó giám đốc điều hành thứ nhất của IMF Gita Golinath.
Bà dự báo thiệt hại kinh tế do đại dịch tích lũy trong giai đoạn 5 năm đến 2024 sẽ lên mức gần 14.000 tỉ USD.
Theo chuyên gia này, căng thẳng gia tăng giữa Nga và Ukraine sẽ tăng thêm giá năng lượng và hàng tiêu dùng tại nhiều nước, khiến lạm phát tăng cao kéo dài lâu hơn, do tình hình giờ đây đã khác năm 2014 khi Nga sáp nhập Crimea. Khi đó, giá năng lượng giảm khá lớn do nhu cầu thấp và nguồn cung dồi dào.
Giờ đây, bà dự báo giá các mặt hàng tiêu dùng xuất từ Nga sẽ tăng, dẫn đến làn sóng gia tăng giá hàng tiêu dùng quy mô lớn nếu căng thẳng tiếp tục gia tăng. Khi đó, thị trường chứng khoán và đồng ruble của Nga sẽ bị ảnh hưởng, dù bà hy vọng sẽ có giải pháp hòa bình cho tình hình trên.
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.