Để không bỏ lỡ những cuộc hẹn với bạn bè, gia đình, người dùng nên chuẩn bị sẵn một số phương án giúp điện thoại hoạt động để đảm bảo kết nối cả ngày.
Để không bỏ lỡ những cuộc hẹn với bạn bè, gia đình, người dùng nên chuẩn bị sẵn một số phương án giúp điện thoại hoạt động để đảm bảo kết nối cả ngày.
Sử dụng pin dự phòng
Pin (sạc dự phòng) ngày càng rẻ và không khó để tìm mua. Sản phẩm này đa phần có kích thước nhỏ gọn với dung lượng phổ biến từ 10.000 mAh tới 20.000 mAh nên rất tiện dụng để mang theo bên mình, bỏ vào trong túi xách, balo và có thể sạc đầy 2 – 3 lần cho một chiếc smartphone phổ biến hiện nay.
Sạc dự phòng là vật dụng phổ biến trong thời đại của smartphone |
Nhờ đó, người dùng sẽ không phải lo khi điện thoại hết pin trong lúc đang đi chơi, và cũng chẳng cần “dính” với củ sạc hay ổ điện mỗi khi tới nhà ai. Việc duy nhất cần làm là mang theo sợi cáp sạc tương thích với máy của mình và viên pin dự phòng. Để đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất cho ngày hôm sau, bạn nên sạc viên dự phòng vào buổi đêm khi đi ngủ để đảm bảo luôn có sẵn pin cho điện thoại khi cần.
Hiện nay trên thị trường có nhiều thương hiệu pin khác nhau và đa phần có tích hợp thêm tính năng sạc nhanh. Một số loại cao cấp hơn sẽ kèm cả sạc không dây (chỉ tương thích với các dòng máy có hỗ trợ tính năng này).
Hãy chú ý lựa chọn sản phẩm của các thương hiệu đã có uy tín trên thị trường và kèm chế độ bảo hành tốt. Bên cạnh đó, đừng quên quan tâm tới những chuẩn sạc nhanh mà thiết bị có hỗ trợ, ví dụ Qick Charge (QC), Power Delivery (PD), VOOC, SuperCharge, FlashCharge… bởi mỗi quy chuẩn này sẽ tối ưu cho smartphone của từng nhà sản xuất khác nhau.
Điện thoại “cục gạch”
Smartphone có mức tiêu thụ điện năng cao, đặc biệt với các tác vụ như chụp ảnh, quay phim liên tục như dịp nghỉ lễ, tết, đi chơi cùng bạn bè, người thân. Nếu không có sạc dự phòng hay quên mang theo, trường hợp “xui” hơn là viên pin dự phòng hết năng lượng, bạn có thể trông đợi vào những chiếc điện thoại chỉ phục vụ nhu cầu nghe gọi cơ bản để đảm bảo liên lạc được thông suốt.
Điện thoại truyền thống vẫn chưa hết thời |
Các mẫu điện thoại truyền thống, thường gọi điện thoại “cục gạch” có thể hoạt động liên tục trong nhiều ngày, mức giá lại rẻ, thích hợp để làm máy phụ sơ-cua trong nhiều trường hợp. Khi máy chính hết pin hoặc gặp trục trặc (rơi nước, rơi vỡ, hư hỏng bất chợt), chỉ cần tháo thẻ SIM và lắp sang các máy phụ để tiếp tục liên lạc.
Nhiều người có thói quen sử dụng 2 smartphone cho các nhu cầu khác nhau nhưng việc sở hữu một chiếc điện thoại “cục gạch” sẽ không thừa.
Bật chế độ tiết kiệm pin
Các smartphone dù chạy nền tảng Android hay iOS đều có chế độ tiết kiệm pin (có thể tên gọi khác nhau). Chế độ đặc biệt này giúp máy duy trì hoạt động cần thiết để đảm bảo khả năng kết nối lâu dài hơn trong trường hợp pin của máy không còn nhiều.
Tiết kiệm pin sẽ giảm tần suất sử dụng mạng dữ liệu trên thiết bị nên có thể gây gián đoạn kết nối mạng xã hội (cập nhật trạng thái thông báo mới hay nhận tin nhắn qua các dịch vụ OTT), tạm dừng hoạt động làm mới và tải email hay các chương trình cần tới mạng internet.
Bù lại, thiết bị có thể kéo dài thời gian sử dụng tới vài giờ đồng hồ, đáp ứng các nhu cầu kết nối cơ bản hay chụp hình trước khi sập nguồn.
Không dùng eSIM cho số điện thoại chính
Nhiều smartphone 2 SIM hiện nay chỉ có 1 khay SIM vật lý và sử dụng thêm 1 eSIM “gắn chết” trong máy. Công nghệ này mang tới nhiều lợi ích nhưng kèm với đó là sự bị động trong tình huống máy hỏng bất ngờ hoặc hết pin, chưa kể rủi ro bỗng eSIM hư kết nối vì một lý do nào đó.
Thẻ SIM vật lý sẽ thuận tiện hơn khi cần thay nhanh sang thiết bị khác |
Việc sử dụng eSIM cho SIM kết nối liên lạc chính sẽ trở thành bất tiện vì nếu có hư hỏng xảy ra, người dùng không thể tháo ra lắp vào máy khác như đối với các SIM vật lý truyền thống mà buộc phải liên hệ với tổng đài của nhà mạng và ra các đại lý ủy quyền để xử lý vấn đề. Bất tiện ở chỗ, các đại lý, cửa hàng thường không làm việc hoặc làm việc trong khung giờ nhất định vào dịp lễ, tết.
Vì vậy, lời khuyên đưa ra là chỉ sử dụng eSIM đối với số phụ hoặc SIM dùng cho mục đích dữ liệu (SIM data). Số điện thoại chính vẫn nên dùng trên thẻ SIM vật lý để có thể sẵn sàng thay sang thiết bị khác khi máy đang dùng gặp trục trặc bất ngờ không thể khắc phục ngay.
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.