Trung Quốc có kế hoạch thành lập tổ chức đặc biệt để thúc đẩy các trung tâm phát triển phần mềm, vật liệu và thiết bị sản xuất.
Trung Quốc có kế hoạch thành lập tổ chức đặc biệt để thúc đẩy các trung tâm phát triển phần mềm, vật liệu và thiết bị sản xuất.
Theo Nikkei, đề xuất được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang gấp rút xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn, nhằm tăng khả năng miễn nhiễm với lệnh trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, các chính phủ nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, có thể sẽ cảnh giác với nỗ lực này vì lo ngại công nghệ nhạy cảm sẽ được chuyển giao cho Trung Quốc.
Tổ chức mới của Trung Quốc được gọi là “ủy ban công tác bán dẫn xuyên biên giới”, dự kiến ra mắt trong nửa đầu năm nay. Nó sẽ được giám sát bởi Bộ Thương mại Trung Quốc, cơ quan có thẩm quyền về đầu tư, thương mại trong nước và quốc tế, với sự hợp tác của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin. Một phòng thí nghiệm tại Đại học Thanh Hoa, vốn có chuyên môn về chất bán dẫn, sẽ tham gia điều phối nỗ lực.
Mỹ có khả năng phản đối nỗ lực của Bắc Kinh đối với chuỗi cung ứng chất bán dẫn độc lập |
Theo các nguồn thạo tin, ủy ban mới có vai trò tăng cường hợp tác giữa ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc và nước ngoài. Tổ chức này dường như được thiết kế như một cách để tiếp thu các công nghệ bán dẫn tiên tiến từ Mỹ, Nhật Bản và châu Âu nhằm giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu độc lập chất bán dẫn. Ủy ban khuyến khích sự hợp tác giữa các công ty, cơ sở nghiên cứu nước ngoài và trong nước. Ủy ban cũng sẽ mời các công ty nước ngoài thiết lập cơ sở phát triển hoặc sản xuất ở đại lục, bằng cách làm việc với chính quyền địa phương và cung cấp vốn. Ngoài ra, ủy ban còn xem xét cung cấp hỗ trợ tài chính cho các công ty Trung Quốc đang tìm cách mua lại những công ty liên quan đến chất bán dẫn ở nước ngoài.
Theo tài liệu mà Nikkei có được, trong số các công ty được nhắm mục tiêu ở nước ngoài có Intel, Advanced Micro Devices (AMD) của Mỹ và Infineon Technologies của Đức. Nó cũng bao gồm một nhóm công nghiệp ở Hà Lan trong đó có ASML, nhà sản xuất thiết bị sản xuất chất bán dẫn tiên tiến hàng đầu. Các nguồn tin thân cận cho biết một số công ty đã bày tỏ ý định tham gia.
Trung Quốc được cho là chiếm khoảng một phần tư nhu cầu về chất bán dẫn của thế giới. Theo một số phương tiện truyền thông, nước này đã tạo ra 26% doanh số bán hàng của Intel vào năm 2020, trong khi đó AMD cũng có nhiều khách hàng ở Trung Quốc. “Đối với nhiều công ty bán dẫn, Trung Quốc là một trong những thị trường tăng trưởng lớn nhất về doanh số. Vì vậy họ không thể phớt lờ mong muốn của chính phủ Trung Quốc”, giám đốc điều hành đơn vị Trung Quốc của một công ty nước ngoài nói.
Các công ty hàng đầu của Trung Quốc cũng được cho là sẽ tham gia, bao gồm nhà sản xuất chip lớn nhất nước Semiconductor Manufacturing International Co (SMIC), và Advanced Micro-Fabrication Equipment, công ty chuyên sản xuất thiết bị bán dẫn và Xiaomi. Các quỹ đầu tư liên quan đến chip cũng có mặt. Ngoài Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, Học viện Khoa học Trung Quốc, một cơ quan nghiên cứu trực thuộc chính phủ và các viện nghiên cứu trực thuộc bộ công nghiệp dự kiến sẽ tham gia.
Bắc Kinh ưu tiên chọn chất bán dẫn cho sáng kiến “Sản xuất Trung Quốc 2025” (China Manufacturing 2025) được công bố vào năm 2015. Thông qua các quỹ đầu tư do chính phủ hậu thuẫn, Trung Quốc đã nuôi dưỡng các công ty như nhà sản xuất bộ nhớ flash NAND Yangtze Memory Technologies. Tuy nhiên, theo công ty nghiên cứu IC Insights của Mỹ, tỷ lệ tự cung cấp chất bán dẫn của Trung Quốc vào năm 2020 giảm ở mức 16%. Ngay cả ước tính của riêng Trung Quốc cũng cho thấy con số này chỉ khoảng 30%.
Nền tảng hợp tác quốc tế mới có thể đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực chất bán dẫn, nhưng Trung Quốc vẫn có thể bị cản trở. Nguyên nhân là do nhiều quốc gia trên thế giới đang cung cấp khoản trợ cấp và ưu đãi lớn để thu hút các công ty bán dẫn đến xây dựng nhà máy và trung tâm nghiên cứu – phát triển trong nước. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ chip đang trở thành một vấn đề ngày càng nhạy cảm liên quan đến an ninh quốc gia.
Có khả năng các công ty nước ngoài sẽ nhận được yêu cầu không tham gia vào nền tảng mới của Trung Quốc theo bất kỳ cách nào có nguy cơ dẫn đến việc chuyển giao công nghệ. “Chúng tôi sẽ hướng tới việc mở rộng hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc ở mức không mâu thuẫn với quy định của Mỹ và các quốc gia khác”, đại diện một công ty nước ngoài nói.
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.