Nhiều loại trái cây, nông sản Việt Nam đang tăng giá sau khi thị trường Trung Quốc nhập hàng trở lại. Riêng mặt hàng ớt vẫn đang ngóng chờ giá lên.
Nhiều loại trái cây, nông sản Việt Nam đang tăng giá sau khi thị trường Trung Quốc nhập hàng trở lại. Riêng mặt hàng ớt vẫn đang ngóng chờ giá lên.
Người trồng ớt ngóng chờ thị trường Trung Quốc mở cửa để giá ớt hồi phục |
Ngày 10.2, giá ớt tươi thu mua tại vườn ở một số vùng trồng vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc sau một thời gian dài ngụp lặn ở đáy. Giá ớt bình quân từ 8.000 đồng/kg khu vực các tỉnh phía bắc, vùng Tây nguyên và miền Trung giá ớt từ 14.000 đồng/kg, khu vực các tỉnh miền Tây giá ớt từ 12.000 – 14.000 đồng/kg. Trước tết, giá ớt rớt xuống thấp chỉ vài ngàn đồng mỗi ký do thị trường Trung Quốc đóng cửa. Vài năm trước, trồng ớt mang lại thu nhập khá cao cho người nông dân khi lên đến 80.000 – 100.000 đồng/kg. Từ sau khi dịch bệnh xảy ra, nhu cầu sử dụng ớt giảm mạnh ở thị trường xuất khẩu khiến người trồng ớt lao đao. Ước tính mỗi ha ớt đầu tư hơn 100 triệu đồng. Với giá ớt trái ở mức 8.000 đồng/kg, người trồng ớt lỗ từ 70 – 100 triệu đồng/ha.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), từ năm 2020, cả hai thị trường lớn tiêu thụ ớt Việt Nam là Trung Quốc và Malaysia tạm ngưng nhập khẩu ớt do vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Đến tháng 5.2021, sau quá trình đàm phán, hai thị trường này đã đồng ý mở cửa lại đối với mặt hàng ớt, tuy nhiên điều kiện tiên quyết là phải thực hiện cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói ớt xuất khẩu, chỉ sử dụng các thuốc trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, tuân thủ thời gian cách ly để đảm bảo dư lượng thuốc không vượt quá quy định của thị trường nhập khẩu. Các yêu cầu này rất khó đáp ứng được trong thời gian ngắn nên hiện tại các vùng trồng ớt đều trông chờ thương nhân mậu biên xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch.
Ông Nguyễn Văn Thăng, chủ trang trại trồng ớt ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) nhận định: Có một sự khá tương đồng giữa mặt hàng thanh long và ớt tại Việt Nam, đó là sự lệ thuộc khá lớn vào thị trường Trung Quốc. Diện tích trồng thanh long và ớt được mở rộng liên tục để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho thị trường đông dân nhất thế giới, và khi Trung Quốc đưa ra yêu cầu cao hơn về kiểm soát chất lượng và áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn, thanh long lẫn ớt đều bị dội chợ rớt giá. Tuy nhiên, dẫu sao thanh long vẫn là loại trái cây được khá nhiều người tiêu dùng nội địa ưa thích, và vẫn có thể “giải cứu” bằng các kênh tiêu thụ trong nước, còn ớt là sản phẩm gia vị nên khó mở rộng được tiêu thụ nội địa. Chính vì vậy liên tiếp mấy năm nay người trồng ớt phải “ngậm đắng nuốt cay” hy vọng giá ớt tăng trở lại.
Trước diễn biến thị trường Trung Quốc tăng mua nông sản trở lại, nhiều nông hộ khuyên nhau nên thu hoạch chậm lại chờ giá lên. Ông Trương Ngọc Dũng, chủ vườn ớt tại Gia Lai, chia sẻ: Tôi đang kéo dài thời điểm thu hoạch sau rằm tháng giêng năm nay để xem giá ớt có tăng lên không. 3 năm nay giá ớt thấp, người trồng ớt đã khổ quá rồi. Chỉ mong thị trường xuất khẩu ổn định, giá ớt tăng lại ở mức 20.000 đồng/kg là người trồng ớt dễ thở hơn.
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.