Nghịch lý đang diễn ra trên thị trường khi nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm đang tăng theo giá xăng thì những mặt hàng rau củ quả lại giảm vì Trung Quốc “đóng cửa”.
Nghịch lý đang diễn ra trên thị trường khi nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm đang tăng theo giá xăng thì những mặt hàng rau củ quả lại giảm vì Trung Quốc “đóng cửa”.
Thực phẩm và trứng gia cầm tăng giá
Tại các chợ lẻ, giá trứng gà công nghiệp phổ biến trong khoảng 33.000 – 35.000 đồng/chục, trứng vịt từ 36.000 – 37.000 đồng/chục, tăng từ 1.000 – 2000 đồng so với sau tết.
Cả hai nhà cung cấp trứng gia cầm lớn nhất thị trường là Vĩnh Thành Đạt (Vfood) và Ba Huân đều cho biết đang chịu rất nhiều áp lực về giá. Nhưng vì là doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá, nên vẫn phải “gồng” mình chịu đựng.
Nhiều mặt hàng thiếu yếu ở siêu thị trước áp lực tăng giá theo giá xăng dầu |
Ông Trương Chí Thiện, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, thông tin: “Chỉ mấy ngày sau đợt tăng giá xăng lần đầu, các đối tác cung cấp nguyên liệu đầu vào đã thông báo kế hoạch tăng giá của họ, mỗi thứ từ 10 – 20% tùy loại. Với đợt tăng giá mới này không biết họ có điều chỉnh lại kế hoạch đó không nhưng chuyện tăng giá coi như là chắc chắn rồi. Tuy nhiên, chúng tôi lại không thể tăng giá bán của mình vì đã ký kết với chương trình bình ổn thị trường (cam kết trước và sau tết một tháng không tăng giá) của TP. Nhưng với áp lực hiện tại, có thể sau giai đoạn này, chúng tôi sẽ phải điều chỉnh lại giá bán ra”. Bên cạnh việc giá xăng tăng thì nguồn cung trứng cũng khan hiếm vì giai đoạn này các trại đang tái cơ cấu đàn của mình.
Chị Nguyễn Thị Hậu, chủ tiệm tạp hóa tại Q.9 (TP.HCM), cho biết: Từ trước tết đến nay giá bán sỉ các mặt hàng thiết yếu trong bếp ăn như dầu ăn, đồ hộp, nước tương, nước mắm, sữa tắm, dầu gội… đều tăng chóng mặt. Tăng nhiều nhất là dầu ăn từ 1.000 – 2.000 đồng/chai. Nước tương cũng tăng lên mức 338.000 đồng/ thùng (24 chai)…
Tại chợ An Đông (Q.5), mới hơn 10 giờ sáng không khí đã khá trầm lắng, người bán nhiều hơn người mua. Dù các tiểu thương nhiệt tình giới thiệu sản phẩm mời khách dùng thử nhưng sức mua vẫn rất yếu. Cô Tâm, chủ quầy tạp hóa Bảo Tâm, than thở: “Mùa tết năm nay đã thất thu nặng, sau tết lại càng ế hơn. Hàng hóa bán ra không được mà giá cứ tăng 5.000 – 10.000 đồng/kg tùy loại. Tăng liên tục vậy hoài rồi giá cả hàng nhập cứ tăng theo giá xăng nên bán hết hàng rồi không đủ tiền mua lại hàng mới để bán”. Cô Bảy Hương bán tạp hóa ở chợ dân sinh P.7 (Q.11) cũng cho biết: Khoảng tuần nay các mặt hàng khô như: đậu các loại, nấm, mì, bún, bánh tráng… đã tăng từ 3.000 – 5.000 đồng/ kg. Các đầu mối thông báo tăng vì chi phí vận chuyển tăng theo giá xăng.
Trả lời Thanh Niên, đại diện Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cho biết: Các mặt hàng thiết yếu tại các siêu thị thuộc hệ thống Co.opmart đều được giữ bình ổn, thậm chí sau tết còn có chương trình khuyến mãi cho các sản phẩm nhà bếp. Dầu đậu nành Simply 5L còn 309.200 đồng/bình, dầu ăn Neptune Light 1L còn 55.800 đồng/chai, hạt nêm Knorr 400 gr còn 30.500 đồng/gói, bột ngọt Vedan 1 kg còn 52.800 đồng/gói, bột canh Vifon 14% 200 gr còn 3.900 đồng/ gói, nước mắm Nam Ngư nhãn vàng 14g/L 650 ml còn 41.900 đồng/chai…
Tuy nhiên, chương trình khuyến mãi trên chỉ kéo dài đến ngày 2.3, trước tình hình nguyên liệu và chi phí vận chuyển tăng, phía Saigon Co.op cũng để ngỏ khả năng điều chỉnh trong thời gian tới.
Rau củ quả chưa có lối ra
Ở chiều ngược lại, do Trung Quốc đóng cửa biên giới nên các loại rau trái đang ngập chợ và tràn xuống lề đường chờ giải cứu. Dọc theo đường 3 Tháng 2, đặc biệt là đường Kinh Dương Vương (TP.HCM) đoạn gần bến xe miền Tây, người đi đường không khỏi xót xa với cảnh trái cây đủ loại từ bưởi da xanh đến xoài, khóm, dưa hấu, mít Thái, thanh long ruột đỏ… đổ đống chờ giải cứu. Giữa cái nắng gay gắt 35 – 36 độ C của buổi trưa TP.HCM, tiếng rao hàng từ máy phát tự động nhưng cũng khiến người nghe rầu lòng: dưa hấu 6.000 đồng/kg, mít Thái 10.000 đồng/kg, bưởi da xanh 17.000 đồng/kg, xoài 10.000 đồng/kg, thanh long ruột đỏ 2 kg 15.000 đồng…
Người bán hàng cho hay bán lẻ chậm, chủ yếu có mấy mối mua số lượng lớn rồi đẩy xe đi bán dạo khắp nơi. Ở một đoạn khác, cũng trên vỉa hè, một người đàn ông ngồi cạnh đống chuối các loại vàng tươi thật bắt mắt nhưng người đi đường thì hờ hững.
Chị Lưu Đào, một tiểu thương bán trái cây ở chợ Hòa Bình (Q.5), chạnh lòng: “Bây giờ người ta đẩy xe đi bán dạo khắp nơi nên ngồi tại chỗ ở chợ rất khó bán. Ổi, mận, dưa hấu có 10.000 – 15.000 đồng/kg; dưa leo, cà chua, khổ qua… cũng chỉ 15.000 – 20.000 đồng/kg; bắp Mỹ 3 trái 15.000 đồng. Hàng nhiều vì Trung Quốc không mua nhưng giá ở chợ đầu mối mấy ngày gần đây lại tăng nhẹ 3.000 – 5.000 đồng/kg tùy loại vì xăng dầu tăng giá. “Rất buồn cười là hàng bán không được mà bán xong thì vốn lại không đủ mua cùng lượng hàng mới”, chị Đào chua chát. Không chỉ có các loại rau quả mà nhiều mặt hàng như cua, ghẹ, tôm hùm cũng bị ảnh hưởng vì cửa khẩu Trung Quốc đóng mở bất thường.
Anh Nguyễn Văn Hoàng, một thương lái chuyên thu mua trái cây ở H.Kế Sách (Sóc Trăng), cho biết: “Hồi Trung Quốc mới đóng cửa ngay sau tết giá còn khá như: giá thu mua tại vườn xoài cát chu 9.000 – 10.000 đồng/kg hay mận, ổi còn 8.000 – 9.000 đồng/kg. Giờ mấy đầu mối họ giảm mua nên giá lại giảm thêm đôi ba ngàn nữa. Nhà mình cũng trồng, mình cũng đi mua của bà con để giao cho vựa. Thấy giá giảm mạnh quá, nên mấy hôm nay không đi mua nữa vì không có lời và thấy bà con khổ quá không chịu được”.
Câu chuyện ùn ứ ngay cửa khẩu do phía Trung Quốc chậm nhập khẩu nông sản hay tạm ngưng bế quan đã là “điệp khúc” tái diễn thường xuyên. Vấn đề của VN là không nên “kêu” nữa mà phải tăng chất lượng sản phẩm để giảm phụ thuộc vào bất cứ một thị trường nào. Trung Quốc đã khiến người nông dân thấy lợi trước mắt mà quên đi sự đầu tư lâu dài, vì vậy họ luôn chịu cảnh bấp bênh về giá cả mỗi khi Trung Quốc “cựa mình”.
Ông Đặng Phúc Nguyên (Tổng thư ký Hiệp hội Trái cây VN)
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.