Monday, November 25, 2024

Chân phù, nổi gân xanh, chuột rút có phải bị suy giãn tĩnh mạch?



Em làm lễ tân khách sạn nên phải mang giày cao gót và đứng cả ngày, tối về chân rất mỏi nhưng do nghĩ đứng lâu nên em bỏ qua. Gần đây, em thấy chân bị phù, nổi gân gồ lên, đau nhức và hay chuột rút về đêm. Xin hỏi bác sĩ em có thể đi khám chuyên khoa nào? Cần làm xét nghiệm gì? Và hướng điều trị như thế nào ạ? (Mỹ Linh, Vũng Tàu)

Em làm lễ tân khách sạn nên phải mang giày cao gót và đứng cả ngày, tối về chân rất mỏi nhưng do nghĩ đứng lâu nên em bỏ qua. Gần đây, em thấy chân bị phù, nổi gân gồ lên, đau nhức và hay chuột rút về đêm. Xin hỏi bác sĩ em có thể đi khám chuyên khoa nào? Cần làm xét nghiệm gì? Và hướng điều trị như thế nào ạ? (Mỹ Linh, Vũng Tàu)

TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, thời gian gần đây, 80% bệnh nhân đến khám tại khoa gặp phải tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân. Trong số đó, phần lớn các ca bệnh là phụ nữ làm các công việc có đặc thù phải mang giày cao gót, đứng hay ngồi nhiều như: nhân viên văn phòng, công nhân may, công nhân dây chuyền, nhân viên lễ tân… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như huyết khối tĩnh mạch nông, huyết khối tĩnh mạch sâu, loạn dưỡng da chân, loét chân…

Chân phù, nổi gân xanh, chuột rút có phải bị suy giãn tĩnh mạch?

Suy giãn tĩnh mạch chân không được điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng: huyết khối tĩnh mạch, loạn dưỡng da chân, loét chân…

Theo bác sĩ Dũng, suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng máu ở hệ thống tĩnh mạch bị ứ lại ở chân, không đi lên tĩnh mạch chủ để trở về tim như bình thường. Các tĩnh mạch này bị tổn thương, sưng và giãn ra, khiến người bệnh có cảm giác nặng chân, nhức mỏi, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về đêm…

Giai đoạn tiến triển của bệnh được phân thành các cấp độ C1 – C6 theo các mức độ tăng dần như: xuất hiện tĩnh mạch mạng nhện hay dạng lưới (C1), giãn tĩnh mạch lớn dưới da ≥3mm (C2), phù chân (C3), biến đổi cấu trúc da và mô dưới da (chàm da – C4), loét chân đã lành (C5) và đang có loét chân (C6).

Chân phù, nổi gân xanh, chuột rút có phải bị suy giãn tĩnh mạch?

Các búi giãn tĩnh mạch chằng chịt hiện rõ trên da khi bệnh tiến triển

“Khi có cảm giác nặng hai chân, phù chân, đau bắp chân, chuột rút, nổi các búi tĩnh mạch dưới da…, và đặc biệt các triệu chứng rõ ràng hơn vào cuối ngày thì người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc điều trị sớm ở giai đoạn đầu nhẹ nhàng, ít xâm lấn và giảm nguy cơ tái phát cho người bệnh”, bác sĩ Dũng nhấn mạnh.

Tại Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh, để chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chân, bác sĩ sẽ thăm khám và siêu âm doppler mạch máu với máy siêu âm thế hệ mới giúp xác định tổn thương của van tĩnh mạch hiển lớn, hiển bé, tĩnh mạch sâu và các van tĩnh mạch xuyên, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Chân phù, nổi gân xanh, chuột rút có phải bị suy giãn tĩnh mạch?

Siêu âm doppler mạch máu được chỉ định trong chẩn đoán và điều trị suy giãn tĩnh mạch chân.

Bác sĩ Dũng cho biết, hiện nay có nhiều phương pháp phối hợp để điều trị bệnh tùy vào giai đoạn và triệu chứng như: chích keo làm xơ xẹp tĩnh mạch bệnh, đốt laser ngoài da hoặc thực hiện các phẫu thuật với đường rạch ra rất nhỏ để bóc các búi giãn tĩnh mạch lớn mà không để lại sẹo sau mổ. Các biện pháp này nhằm làm giảm hoặc mất các tĩnh mạch bị bệnh mà vẫn đảm bảo thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các bài tập nhẹ, điều chỉnh lối sống, sinh hoạt hoặc mang vớ áp lực tĩnh mạch. Một số bệnh nhân phải sử dụng thêm thuốc giúp tăng trương lực tĩnh mạch để tăng hiệu quả điều trị.

Khi mọi biện pháp điều trị bảo tồn (không phẫu thuật) không đạt như mong muốn, bác sĩ có thể phải tiến hành đốt laser hoặc sóng cao tần nội mạch để loại bỏ các tĩnh mạch bị bệnh. Đây là phương pháp được sử dụng ở các nước tiên tiến trên thế giới và được chứng minh có hiệu quả cao qua nhiều nghiên cứu. Hiện nay, phương pháp này được áp dụng thành công, điều trị hiệu quả cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

“Dù điều trị bằng phương pháp nào, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống, duy trì cân nặng hợp lý, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ, tập vận động cơ cẳng chân, gác chân cao khi ngồi hay nằm nghỉ, mang vớ (tất) áp lực chuyên dụng… để phòng bệnh tái phát”, bác sĩ Dũng nhấn mạnh.

Trung tâm Tim mạch, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hotline: 1800 6858

TP.HCM: 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, Hotline: 0287 102 6789

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img