Đau lưng dưới gần mông chủ yếu do một số bệnh lý liên quan cơ xương khớp. Bệnh có thể chữa khỏi nếu thăm khám kịp thời và áp dụng đúng phương pháp.
Đau lưng dưới gần mông chủ yếu do một số bệnh lý liên quan cơ xương khớp. Bệnh có thể chữa khỏi nếu thăm khám kịp thời và áp dụng đúng phương pháp.
Mỗi khi trái gió trở trời, cơn đau có thể xuất hiện ở một bên hoặc hai bên cột sống thắt lưng, sau đó lan xuống khu vực gần mông. Mức độ đau thường âm ỉ, nếu kéo dài liên tục thì rất có thể do bệnh lý, cần được thăm khám sớm.
Đau lưng dưới gần mông là dấu hiệu của bệnh gì?
Trước đây, đau lưng ở gần mông chủ yếu thường gặp ở người lớn tuổi nhưng ngày càng có xu hướng trẻ hóa dần.
Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng gần mông như:
- Đau thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa bị kích thích hoặc chèn ép sẽ gây triệu chứng đau từ cột sống thắt lưng đến mông, sau đó lan xuống mặt sau của chân. Xem thêm về bệnh đau dây thần kinh tọa.
- Thoát vị đĩa đệm: Nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép vào dây thần kinh, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội ở vùng lưng dưới. Bệnh ngày càng trẻ hóa, phổ biến ở dân văn phòng do thói quen ngồi lâu một chỗ hoặc người lao động nặng nhọc.
- Thoái hóa cột sống: Sụn giữa các đốt sống bị hao mòn do quá trình lão hóa của cơ thể, các gai xương thoái hóa gây chèn ép lên đĩa đệm và dây thần kinh gây đau nhức vùng lưng dưới.
- Viêm khớp cùng chậu: Tình trạng viêm một hoặc nhiều khớp ở vị trí giữa xương cột sống và xương chậu. Người bệnh thường bị đau âm ỉ, bỏng rát ở vùng lưng dưới, giữa 2 mông và vùng chậu hông.
- Bệnh phụ khoa: Đau thắt lưng dưới gần mông ở phụ nữ có thể là biểu hiện của bệnh lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung.
- Mang thai: Đau vùng thắt lưng hay xương chậu không còn xa lại gì với phụ nữ mang thai và thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ, khi thai lớn, gây nhiều áp lực lên cột sống.
- Bệnh thận, tiết niệu: Sỏi thận, nhiễm trùng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu thường gây đau lưng gần mông, kèm theo buồn nôn, sốt, thay đổi màu của nước tiểu.
Đau lưng dưới chủ yếu do hệ xương khớp, xảy ra cả ở những người trẻ |
Đau lưng dưới gần mông có nguy hiểm không?
Thông thường, cơn đau xuất hiện cấp tính sẽ thuyên giảm dần sau một thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu cơn đau ngày càng tiến triển nặng, kèm theo nhiều triệu chứng như: đau dữ dội, tê, châm chích xuống vùng chân, ảnh hưởng sinh hoạt thì nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị hiệu quả.
Khi bạn gặp các vấn đề đau thì nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và kiểm tra tình trạng càng sớm càng tốt |
Nếu chữa trị chậm trễ hoặc tự ý dùng thuốc giảm đau, đắp các loại thuốc lá không rõ nguồn gốc có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Chữa trị kịp thời và đúng cách, khả năng hồi phục cao
Khi bị đau lưng dưới gần mông nên chủ động nghỉ ngơi, giảm căng thẳng và lo âu. Ngoài ra, thực hiện chườm lạnh vùng thắt lưng có thể giúp giảm viêm và đau, hoặc chườm nóng để tăng cường lưu lượng máu. Thực hiện một số bài tập thể dục cũng là biện pháp tăng cường sức mạnh các cơ, giúp hỗ trợ cột sống thắt lưng.
Nếu đã áp dụng những phương pháp trên mà tình trạng vẫn không khả quan hơn thì cần đi khám ngay, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân chính xác và điều trị phù hợp.
Đối với bệnh đau lưng dưới do thoái hóa hoặc các sai lệch trên hệ xương cột sống gây chèn ép lên hệ dây thần kinh, nắn chỉnh cột sống Chiropractic và vật lý trị liệu được đánh giá là phương pháp điều trị cho tỷ lệ hồi phục cao. Phương pháp tác động trực tiếp trên hệ xương cột sống, điều chỉnh sai lệch tại đốt sống và giải phóng chèn ép trên đĩa đệm và dây thần kinh giúp giảm đau hiệu quả và lành tính, hạn chế việc xâm lấn hay phụ thuộc vào thuốc.
Điều trị đau lưng dưới bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic được thực hiện bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm |
Liệu trình này được áp dụng thành công tại phòng khám ACC trong hơn 15 năm qua, giúp hàng chục ngàn bệnh nhân thoát khỏi sự “hành hạ” của các cơn đau xương khớp. Đặc biệt, ACC còn là một trong những đơn vị đầu tiên áp dụng liệu trình phục hồi chức năng Pneumex PneuBack để đẩy nhanh tiến độ điều trị bệnh cột sống và ngăn ngừa tái đau hiệu quả.
Thiết bị phục hồi chức năng Pneumex Pneuback được kết hợp trong quá trình tập vật lý trị liệu giúp đĩa đệm thoát vị trở về vị trí cũ, nuôi dưỡng các mô bị tổn thương và phục hồi chức năng nhanh chóng |
Bác sĩ Timothy Gallivan – Bác sĩ Chuyên Khoa Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống ACC có lời khuyên rằng: “Chúng ta không nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào khi thấy xuất hiện những cơn đau lưng dưới gần mông. Hãy theo dõi và thăm khám kịp thời, tầm soát sức khỏe định kỳ để có cách chăm sóc tốt hơn.”
Phòng Khám Chuyên Khoa Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống Hoa Kỳ (ACC)
- Chi nhánh 1: 99, Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM. Tel: (028) 3939 3930.
- Chi nhánh 2: Lầu 1, 86 Tản Đà, Phường 11, Quận 5, TP. HCM. Tel: (028) 3838 3900.
- Chi nhánh 3: 44 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tel: (024) 3265 6888.
- Chi nhánh 4: 112 – 116, Đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, Đà Nẵng. Tel: (0236) 3878 880.
- Website: acc.vn
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.