Friday, January 17, 2025

Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy nói về quyền quyết định thời khắc sinh tử của người bệnh



Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy đề nghị làm rõ trường hợp khi bác sĩ quyết định can thiệp mổ, hoặc làm thủ thuật nào đó, nhưng người bệnh không có ai bên cạnh thì bác sĩ sẽ phải làm gì? Ai là người chịu trách nhiệm?.

Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy đề nghị làm rõ trường hợp khi bác sĩ quyết định can thiệp mổ, hoặc làm thủ thuật nào đó, nhưng người bệnh không có ai bên cạnh thì bác sĩ sẽ phải làm gì? Ai là người chịu trách nhiệm?.

Ngày 22.3, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi). Tham dự hội thảo có nhiều đại diện các bệnh viện, các trung tâm y tế quận, huyện… Các đại biểu đã đề cập nhiều đến việc giải quyết vấn đề của người bệnh thông qua người đại diện “đang rất phức tạp, nhất là trường hợp liên quan tính mạng bệnh nhân”.

Cần quy định trách nhiệm của người nuôi bệnh

Phát biểu tại hội thảo, TS-BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, nhận định vai trò của người nuôi bệnh là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, pháp luật về khám chữa bệnh cần quy định về trách nhiệm cũng như như thế nào là người nuôi bệnh.

Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy nói về quyền quyết định thời khắc sinh tử của người bệnh

TS-BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, phát biểu tại hội thảo góp ý dự thảo luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi)

”Thực tiễn, có trường hợp đối diện sinh tử hoặc có trường hợp người bệnh cần phải mổ gấp nhưng người đưa vào là cháu dâu, cháu rể thì có được phép quyết định không. Chưa kể, còn nhiều bất cập giải quyết vấn đề sau khi người bệnh tử vong, dẫn đến mâu thuẫn giữa nhân viên y tế và người có trách nhiệm nuôi bệnh ngay tại thời điểm đó. Ví dụ, khi người bệnh đã tử vong hay người bệnh tiên lượng tử vong, cháu rể có được đưa về hay không? Việc làm rõ sẽ giúp các bác sĩ phụ trách lâm sàng tránh xung đột với người nhà bệnh nhân”, ông Thức nói.

Đồng thời, theo ông Thức, hiện nay, có những công ty nuôi bệnh chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và hành nghề rất tốt trong chăm sóc người bệnh, vậy họ có được quyền quyết định thời khắc sinh tử của người bệnh hay không?

Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đề nghị làm rõ trường hợp khi bác sĩ quyết định can thiệp mổ, hoặc làm thủ thuật nào đó trên người bệnh nhưng người bệnh không có ai bên cạnh bác sĩ sẽ phải làm gì, ai là người chịu trách nhiệm.

“Bởi những trường hợp đa chấn thương, mổ liền tỷ lệ tử vong rất cao nhưng không tìm ra người nhà. Đề nghị quy định cụ thể trường hợp nào thì bác sĩ được phép mổ không cần có ý kiến người nhà để bảo vệ người bệnh trong trường hợp khẩn cấp và trong trường hợp đó”, ông Thức nhấn mạnh.

Đề nghị bổ sung nhiều quy định về ‘người đại diện của người bệnh’

Tại hội thảo, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho hay, trải qua nhiều năm, việc giải quyết vấn đề của người bệnh thông qua người đại diện rất phức tạp.

Cụ thể, “người đại diện” có vai trò rất quan trọng, “là người thay người bệnh trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bệnh quy định tại Luật này”, tuy nhiên, đơn cử như tại Điều 13 của dự thảo có quy định về “Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người chưa thành niên” thì dự thảo không quy định rõ người đại diện là ai.

Đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cũng nói thêm: “Theo bộ Luật dân sự 2015, cha mẹ có quyền đại diện đương nhiên với con mình nhưng đối với những người thành niên hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện phải có giấy tờ chứng minh mình là “người giám hộ đối với người được giám hộ”; “người được tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”. Nhưng ngay thời điểm chúng tôi cần có chữ ký mổ, giải quyết vấn đề về khiếu nại, chi phí thì không có giấy tờ chứng minh”.

Đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đề nghị bổ sung: “Chính phủ quy định cụ thể về Người đại diện của người bệnh”, nhằm đảm bảo pháp lý về người đại diện trong khám, chữa bệnh và ngăn ngừa các tranh chấp.

Phía Bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng nêu ý kiến liên quan vấn đề này. Dẫn thực tế nhiều bệnh nhi hiện nay thường được cho ông bà, anh chị em, cô bác chú dì đưa vào khám, chữa bệnh vì cha mẹ đi làm. Thực tế gây ra nhiều lúng túng khi cần làm những thủ tục phẫu thuật; chính vì vậy, những người này cần phải quy định rất rõ là có được là “người đại diện” hay không.

Cạnh đó, tại khoản 1, Điều 13 của dự thảo, đại diện Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết: “Chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp cha mẹ yêu cầu chấm dứt điều trị để mang con về mặc dù đã được bác sĩ giải thích rằng bệnh nhân còn có khả năng cứu chữa. Nhưng phụ huynh bảo ”Đây là con tôi, tôi có quyền mang về”. Chúng tôi gặp rất nhiều xung đột ở khoản này”, đại diện Bệnh viện Nhi Đồng 1 nói và cũng đề nghị bổ sung quy định: Người đại diện của người bệnh không được quyền yêu cầu chấm dứt quá trình khám chữa bệnh dẫn đến người bệnh có nguy cơ tử vong.

Đồng tình với ý kiến này, ông Lê Hoàng Quí, Phó giám đốc Bệnh viện Q.Bình Thạnh cho hay, cần làm rõ trong tình huống không có cha mẹ thì người giám hộ, hoặc người đại diện có quyền quyết định sự can thiệp y học đối với chăm sóc sức khỏe cho trẻ em hay không. “Điều này rất quan trọng, bởi sự việc khi xảy ra, người giám hộ đồng ý, cha mẹ không đồng ý thì việc câu chuyện thưa kiện sau đó là tất yếu”.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img