Wednesday, November 27, 2024

Pháp xây thêm kho khí đốt hóa lỏng, giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga



Chính phủ Pháp đang có kế hoạch thiết lập một kho cảng mới để tiếp nhận khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại cảng Le Havre nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Pháp xây thêm kho khí đốt hóa lỏng, giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga

 

Reuters đưa tin, tờ Les Echos của Pháp tiết lộ, Chính phủ Pháp cùng với nhiều công ty năng lượng lớn đang có kế hoạch thiết lập một kho cảng mới tại Le Havre để tiếp nhận khí đốt tự nhiên hóa lỏng, từ đó giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Chia sẻ với báo chí, Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Năng lượng Pháp Jean-Francois Carenco cho biết, dự án này sẽ rất hữu ích nếu Pháp muốn giảm sự phụ thuộc vào khí đốt từ Nga và tăng cường an ninh nguồn cung. Ông Carenco nói thêm rằng, mục tiêu của dự án là bổ sung khả năng tiếp nhận khí đốt tự nhiên hóa lỏng trong vòng một năm.

Nếu được xây dựng, kho cảng tại Le Havre có thể nhận khí đốt hóa lỏng từ Mỹ, Qatar hoặc châu Phi. Tuy nhiên, theo ông Carencot, trước mắt cần xúc tiến việc xin các giấy phép cần thiết để xây dựng kho cảng này.

Kho cảng nổi này có thể nhập khẩu 50 Terawatt giờ (TWh) khí đốt mỗi năm, tương đương 3,9 triệu tấn khí đốt tự nhiên hóa lỏng.

Pháp xây thêm kho khí đốt hóa lỏng, giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga

Nếu được xây dựng, kho cảng nổi này có thể nhập khẩu 50 TWh khí đốt mỗi năm. (Ảnh: Container News)

Trước đó, lãnh đạo 27 quốc gia thành viên châu Âu đã thảo luận về một số đề xuất của Ủy ban châu Âu nhằm giảm nguồn cung khí đốt từ Nga. Lãnh đạo của 27 nước thành viên tiếp tục thảo luận về những giải pháp kiềm chế giá năng lượng tăng và giải pháp giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga.

Trong đó, có giải pháp như sáng kiến các nước thành viên cùng mua khí đốt từ các nhà cung cấp theo mô hình tương tự cách Liên minh châu Âu mua vaccine ngừa COVID-19, với một nhóm đàm phán do Ủy ban châu Âu tổng hợp nhu cầu và tìm kiếm nguồn cung khí đốt trước mùa đông tới.

Hai là chính sách áp giá trần mua và bán điện cho người tiêu dùng dưới giá thị trường do chính phủ kiểm soát, theo đề xuất của Tây Ban Nha và Bỉ; giải pháp giới hạn giá điện cùng việc sử dụng máy phát điện để giải quyết sự chênh lệch giữa mức giá trần và giá thị trường.

Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng bàn phương án yêu cầu các quốc gia EU lấp đầy kho dự trữ khí đốt lên ít nhất 90% vào ngày 1/11 hàng năm kể từ năm 2023 và 80% trong năm nay.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img