Theo Goldman Sachs, ngân hàng đầu tư đa quốc gia, các cuộc đàn áp doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc thời gian qua đã xóa sổ hơn 1,2 nghìn tỷ USD giá trị thị trường của nhiều công ty quyền lực của Trung Quốc và dấy lên lo ngại về tương lai đổi mới của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Đằng sau màn “tắm máu” của Bắc Kinh với các công ty tư nhân

Chính quyền Bắc Kinh đang nỗ lực ra tay đàn áp các công ty tư nhân của nước này.

Đầu tiên là như thế nào?

Lần đầu tiên, Bắc Kinh tập trung vào lĩnh vực công nghệ, Alibaba và Ant Group của Jack Ma bị đưa vào tầm ngắm. Việc “rút phích cắm” đợt IPO thế kỷ của Ant Group vào phút cuối là phát súng đầu tiên mà chính quyền Bắc Kinh ra tay.

Đằng sau màn “tắm máu” của Bắc Kinh với các công ty tư nhân

Alibaba và Jack Ma là những mục tiêu đầu tiên trong công cuộc kiểm soát của Bắc Kinh.

Sau đó, Ant Group, được biết đến nhiều nhất với ứng dụng thanh toán Alipay, đã được lệnh tái cơ cấu hoạt động và trở thành một công ty nắm giữ tài chính. Tiếp đó là “gã khổng lồ” thương mại điện tử Alibaba đã bị phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD sau khi các nhà quản lý cáo buộc công ty thương mại điện tử này hành xử “như một công ty độc quyền”. 

Tiếp đến là việc các công ty khác, bao gồm Tencent, công ty truyền thông xã hội và trò chơi khổng lồ cùng nền tảng thương mại điện tử Pinduoduo, cũng đã “lên thớt” khi bị buộc tội trước cơ quan chức năng điều tra về hành vi phản cạnh tranh.

Vào đầu tháng trước, “gã khổng lồ” gọi xe của Trung Quốc, Didi đã bị cấm khỏi các cửa hàng ứng dụng ngay sau khi công ty này ra mắt công chúng tại Mỹ.

Và mới đây nhất, cuối tháng 7, Trung Quốc tiếp tục ra tay “tắm máu” các công ty Edtech khi cấm các công ty giáo dục này dạy thêm thu lợi nhuận hoặc huy động vốn trên thị trường chứng khoán, những quy định mới chắc chắn sẽ buộc nhiều công ty lớn phải suy nghĩ lại toàn bộ mô hình kinh doanh của họ.

Chẳng thế mà các nhà phân tích từ Goldman Sachs đã viết trong một báo cáo nghiên cứu tuần trước rằng chiến dịch này là “chưa từng có về thời gian, cường độ, phạm vi và tốc độ của các thông báo chính sách mới”.

Mục đích của cuộc đàn áp?

Theo các nhà phân tích, mục đích của Bắc Kinh khi tiến hành cuộc đàn áp chưa từng có này là vì rất nhiều vấn đề, sự lớn mạnh khó kiểm soát của các công ty công nghệ, quyền riêng tư cá nhân, sự bất bình đẳng trong xã hội, tương lai của thế hệ trẻ và cuối cùng là vấn đề an ninh quốc gia.

Đằng sau màn “tắm máu” của Bắc Kinh với các công ty tư nhân

Đầu tiên, Trung Quốc muốn kiểm soát sự lớn mạnh khó kiểm soát của các công ty công nghệ.

Đầu tiên, Bắc Kinh ra tay đàn áp theo quy định đối với các công ty internet khi tập trung vào cáo buộc rằng, các công ty này đã xử lý sai dữ liệu nhạy cảm về người dùng của họ ở Trung Quốc. Điều này được cho là để “an dân” khi có một làn sóng phản đối kịch liệt của công chúng trong nước chống lại việc vi phạm dữ liệu phổ biến, lạm dụng thông tin cá nhân và giám sát của công ty.

Tiếp đó, Bắc Kinh tập trung nhắm vào sự bất bình đẳng trong giáo dục và học tập tư nhân khi tuyên bố hạn chế dạy thêm vì lợi nhuận. Hệ thống giáo dục của nước này mang tính cạnh tranh cao và tập trung vào kỳ thi, dẫn đến lo ngại về sự mệt mỏi của học sinh. Họ tuyên bố rằng ngành này đã bị “chiếm đoạt” vốn và điều đó đã “bóp méo bản chất của giáo dục”.

Các chuyên gia phân tích cho rằng, việc chính phủ nước này tập trung vào vấn đề bất bình đẳng là một lựa chọn sáng suốt.

Bởi vì, Trung Quốc đang đang ngày càng lo lắng về tình trạng thất nghiệp, đặc biệt là phúc lợi của những người lao động trẻ, một số lượng ngày càng tăng trong số họ đang phàn nàn về một nền văn hóa làm việc quá sức.

Gần đây, trong giới trẻ Trung Quốc đang có một phong trào được gọi là “lying flat” và “tangping”, đã trở nên vô cùng phổ biến trong giới trẻ. Nó kêu gọi họ từ chối áp lực xã hội để làm việc chăm chỉ, kết hôn, sinh con.

Và phong trào “lying flat” dường như đã khiến Bắc Kinh lo lắng. Đây là một vấn đề khi Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu kinh tế dài hạn của nước này.

Đằng sau màn “tắm máu” của Bắc Kinh với các công ty tư nhân

Hàng nghìn tỷ USD giá trị thị trường đã bị xóa sổ khỏi các công ty hàng đầu Trung Quốc.

Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, mặc dù chính sách này của Bắc Kinh tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, khi có những lo ngại rằng cuộc đàn áp có thể giết chết tinh thần kinh doanh của Trung Quốc, một phần quan trọng trong quá trình tự do hóa kinh tế và tăng trưởng nhanh chóng của đất nước.

Song, một số khác lại cho rằng, việc gia tăng quy định có thể mang lại một số lợi ích cho giới doanh nghiệp Trung Quốc vì một số lĩnh vực đã không được kiểm soát một cách chặt chẽ. Và sự gia tăng kiểm soát cũng báo hiệu cho các doanh nhân tư nhân rằng họ phải theo dõi các bước đi của mình cẩn thận hơn và đưa doanh nghiệp của họ đi đúng với đường lối của Bắc Kinh.

Cuối cùng, mục tiêu của những nỗ lực quyết liệt giành quyền kiểm soát của Bắc Kinh không phải là tạo ra sự hỗn loạn, mà chính là nhằm bảo vệ nền kinh tế và đất nước này khỏi sự bất ổn.

Giống như Alex Capri, nhà nghiên cứu tại Hinrich Foundation, đã cho rằng: “Cuối cùng, việc đàn áp kinh doanh tư nhân của Bắc Kinh là để kiểm soát, ngăn chặn hành vi giữa các công ty tư nhân có thể tạo ra các hoạt động độc lập và có khả năng làm suy yếu mô hình lấy nhà nước làm trung tâm của Bắc Kinh”.