Dạy học trực tuyến có nhiều nỗi âu lo, vất vả nhưng giáo viên đều vượt qua duy chỉ có một nỗi sợ. Đây sẽ là một nội dung trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (19.11).
Dạy học trực tuyến có nhiều nỗi âu lo, vất vả nhưng giáo viên đều vượt qua duy chỉ có một nỗi sợ. Đây sẽ là một nội dung trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (19.11).
Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (19.11) còn có những câu chuyện thầy cô giáo đã chọn nghề này ra sao, kể cả chấp nhận từ bỏ mức lương trăm triệu đồng từ một nghề khác.
Không chỉ giảng dạy, chấm bài, soạn giáo án, hướng dẫn học sinh, thời gian này các giáo viên còn tham gia nhiều buổi tập huấn dạy học trực tuyến |
Già đi vì dạy trực tuyến!
Một học sinh khi được đóng vai giáo viên để trải nghiệm quá trình chuẩn bị giáo án và dạy học trực tuyến mới thấu hiểu và thông cảm hơn với thầy cô mình.
Thực tế là từ đầu năm học đến nay, khi học sinh hoàn toàn học trực tuyến, giáo viên phải làm việc gấp đôi, gấp ba; thức khuya, dậy sớm là chuyện bình thường.
Một giáo viên ở Hà Nội chia sẻ: “Nói không hề quá lời, giáo viên trường tôi mỗi lần nhìn thấy nhau đều thảng thốt vì ai cũng già sọm đi vì dạy học trực tuyến”. Giáo viên này cho biết hầu như ai cũng phải thức đêm, dạy sớm, lao tâm khổ tứ để soạn bài, chấm bài. Dạy học ban ngày, soạn bài ban đêm rồi thường xuyên phải thức rất khuya chờ phụ huynh chụp bài tập gửi cho cô để kịp chấm, chữa, nhận xét cho học sinh vào ngày hôm sau”. Với một lớp khoảng 50 học sinh, để không “bỏ rơi” em nào, đòi hỏi cường độ lao động của giáo viên rất khủng khiếp.
Thế nhưng với các giáo viên, vất vả, áp lực khi dạy trực tuyến khổ mấy cũng chịu được và cũng dần thích nghi. Vậy đâu là nỗi lo lớn nhất? Câu trả lời sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (19.11).
Từ bỏ lương cao, chọn nghề giáo, vì sao?
Mỗi người đến với nghề giáo bằng những lý do khác nhau nhưng đều có chung tấm lòng yêu thương học trò |
Có nhiều người không chọn nghề giáo ngay từ đầu. Họ làm những công việc khác nhau, thậm chí mức lương cao nhưng đến nay họ trụ lại với công việc “trồng người”.
Một thạc sĩ trên 20 năm làm trong lĩnh vực viễn thông, kinh qua nhiều vị trí khác nhau nhưng giờ đây trở thành giảng viên khoa mạng máy tính truyền thông của một trường ĐH chuyên về công nghệ thông tin.
Có cô giáo sau gần 10 năm làm nhiều công việc khác nhau, cuối cùng trụ lại với công việc dạy học….
Mỗi người một câu chuyện, một lý do khác nhau để đến với nghề giáo. Những chia sẻ của họ trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (19.11) sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn vì sao nhiều người đã chọn truyền đạt kiến thức, dạy dỗ học trò là công việc mỗi ngày của mình.
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.