Một số ứng dụng đo lường chất lượng không khí phổ biến như PAM Air hay AirVisual hiện đang cảnh báo chỉ số mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội ở mức cao, có hại cho sức khỏe, dao động từ 151 – 200.
Sương mù dày đặc bao trùm Thủ đô Hà Nội
Trong 2 ngày từ 15 – 16/12, nhiều khu vực tại Hà Nội không khí trở nên mù mịt, ngột ngạt. Nhiều trạm quan trắc của Sở TNMT đo được chỉ số ô nhiễm ở mức xấu.
Đây là tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài, có thể được nhận biết bằng mắt thường khi thấy các vật thể ở xa như cây cối, tòa nhà… chìm trong lớp sương mù kèm bụi bẩn.
Hiện tượng này đã xuất hiện từ khoảng 3-5 năm gần đây, kéo theo nhiều mối lo ngại của người dân về sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp của người già và trẻ nhỏ.
Trên một số ứng dụng đo lường chất lượng không khí phổ biến như PAM Air hay AirVisual cũng đều cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội ở mức cao, “có hại cho sức khỏe”, dao động từ 151 – 200.
Trong đó, chỉ số bụi mịn PM2.5 trung bình có thời điểm ghi nhận đạt tới 56 μm/m3. Chỉ số này gấp gần 5 lần so mức tiêu chuẩn, từ 12 μm/m3 trở xuống, theo quy chuẩn của Tổ chức sức khỏe thế giới WHO.
Bụi mịn PM2.5 bắt nguồn từ đâu?
Bụi trong không khí có thể được chia theo nguồn phát sinh gồm nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo, gọi là bụi sơ cấp và bụi thứ cấp.
Trong đó, bụi PM2.5 – được định nghĩa là những hạt bụi li ti có trong không khí với kích thước 2,5 micron trở xuống – có thể phát thải trực tiếp vào không khí (được gọi là bụi PM2.5 sơ cấp) hoặc được hình thành từ các phản ứng hóa học trong khí quyển (được gọi là bụi PM2.5 thứ cấp).
Dựa theo “Kết quả kiểm kê phát thải bụi PM2.5” trong năm 2018 từ các hoạt động của con người và cháy rừng trên lãnh thổ Việt Nam là khoảng 600.000 tấn (chưa kể nguồn bụi đường và một số nguồn khác).
Trong tổng lượng phát thải PM2.5 của cả nước, phát thải từ đốt bỏ phụ phẩm công nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (40%), tiếp theo là đun nấu dân sinh (17%), giao thông đường bộ (13%), cháy rừng (12,7%), hoạt động công nghiệp (11%) và nhà máy nhiệt điện (3,3%), các hoạt động còn lại đóng góp khoảng 3%.
Ngoài phát thải PM2.5 sơ cấp, PM2.5 thứ cấp được hình thành một phần từ các chất như NOx, SOx và VOC. Ví dụ, lượng phát thải SOx năm 2018 được tính cho cả nước là khoảng 750.000 tấn/năm, trong đó phát thải từ nhà máy nhiệt điện và hoạt động công nghiệp chiếm trên 91%.
Tại Hà Nội, năm 2018 ước tính tổng lượng PM2.5 phát thải khoảng 20.000 tấn/năm (chưa kể bụi đường và một số nguồn khác), trong đó khoảng 48,3% đến từ các hoạt động công nghiệp và làng nghề, 21,3% từ giao thông, 20,2% do đốt phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ) và 6,6% do đun nấu dân dụng và thương mại.
Tại TPHCM, kết quả kiểm kê năm 2018 cho thấy các nguồn thải chủ yếu là giao thông đường bộ (58,2%), hoạt động công nghiệp (22,8%), đun nấu dân sinh và thương mại (12,8%), chưa kể bụi đường và một số nguồn khác.
Nồng độ bụi mịn PM2.5 đang tăng dần
Theo báo cáo “Hiện trạng bụi PM2.5 ở Việt Nam giai đoạn 2019-2020”, Hà Nội là thành phố đứng thứ 6 trong xếp hạng các tỉnh/thành phố có nồng độ bụi PM2.5 trung bình cao nhất năm 2020. Trong khi đó tại TPHCM, nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm đứng thứ 11 trong xếp hạng toàn quốc.
Đây là báo cáo mở sử dụng dữ liệu đa nguồn, được công bố bởi Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Trung tâm Sống và Học tập vì môi trường và cộng đồng (Live&Learn) ngày 1/12/2021 vừa qua.
Theo báo cáo, trên phạm vi toàn quốc, nồng độ PM2.5 trung bình năm 2020 là 8-35,8 μg/m3, có xu hướng cao ở phía Bắc và thấp ở phía Nam. Trong đó, có 12/24 quận/huyện có nồng độ trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.
Các vùng có nồng độ bụi PM2.5 cao là Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội và các tỉnh lân cận); khu vực ven biển miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh); một số tỉnh/thành phố phía Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương).
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dân, nhất là nhóm người già, trẻ em, người đang mắc bệnh hô hấp mãn tính nên hạn chế ra ngoài vào thời điểm này. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, mọi người cần trang bị mũ, áo, khẩu trang và kính để hạn chế tác hại của ô nhiễm không khí.
Nguồn: moitruongvadothi.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.