Friday, November 29, 2024

”Mẹ kế” đánh chết con khi học trực tuyến: Trẻ mất an toàn khi không đến trường



Từ đầu năm học đến nay, trẻ không đến trường, phải ở nhà trong thời gian dài. Không ít vụ việc đau lòng xảy ra khi trẻ bị bạo hành bởi chính người thân trong gia đình.

Từ đầu năm học đến nay, trẻ không đến trường, phải ở nhà trong thời gian dài. Không ít vụ việc đau lòng xảy ra khi trẻ bị bạo hành bởi chính người thân trong gia đình.

Những hành động bạo hành trẻ, dù với bất cứ lý do gì cũng không thể biện minh, nhưng những câu chuyện đau lòng khi trẻ không được đến trường do dịch bệnh và việc dạy học dồn lên vai gia đình cũng là vấn đề đáng phải suy nghĩ.

Học sinh học trực tuyến cần được cha mẹ kiên nhẫn khi dạy con

Học sinh bị người thân đánh đập dã man khi dạy học

Vụ việc đang gây bức xúc trong dư luận là cái chết đau lòng của bé V.A (8 tuổi) ở TP.HCM nghi do bị “mẹ kế” Nguyễn Võ Quỳnh Trang đánh đập trong quá trình kèm bé học trực tuyến.

Từ đầu năm học đến nay, không ít chuyện đau lòng xảy ra khi học sinh (HS) ở nhà học trực tuyến. Trước đó, vào trung tuần tháng 9.2021, một bé gái

6 tuổi (ở P.Xuân Đỉnh, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng tử vong và cơ quan điều tra bước đầu xác định người bố khi kèm con học đã nóng giận dùng đũa, thanh tre, cán chổi đánh con. Sau vụ việc này không lâu, dư luận lại xôn xao khi có thêm một HS lớp 1 (ở xã Phú An, TX.Bến Cát, Bình Dương) bị bố đánh khi kèm học trực tuyến, khiến mặt, tay chân bé bầm tím, phải trốn qua nhà hàng xóm cầu cứu…

Đại diện Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em, Bộ LĐ-TB-XH, cũng thông tin đường dây 111 những tháng gần đây tăng đáng kể các cuộc gọi liên quan Covid-19, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý, sức khỏe tâm thần cho trẻ em. Một trong những nguyên nhân được đại diện Tổng đài 111 đưa ra liên quan việc kèm con học trực tuyến. Cha mẹ không có kỹ năng tương tác, tổ chức hoạt động, kỹ năng dạy học có thể là nguồn cơn gây ra bạo lực thể xác (đánh đập) và tinh thần (mắng chửi).

Trong báo cáo của Bộ GD-ĐT mới đây gửi Quốc hội về tình hình dạy học trong bối cảnh dịch bệnh cũng chỉ ra rằng: “Ở nhiều địa phương, vì dịch bệnh trẻ không được đến trường, trong khi nhiều phụ huynh không có kỹ năng, kiến thức chăm sóc trẻ, thời gian trẻ ở nhà dài dẫn đến áp lực, căng thẳng, dễ gây mất an toàn cho trẻ…”.

Cây gỗ dài 90 cm, đường kính 2,2 cm mà “mẹ kế” dùng để đánh bé V.A khi dạy học trực tuyến

Bố mẹ áp lực khi phải đóng 2 vai

Mới đây, dịp 20.11, Trường liên cấp Xanh Tuệ Đức (Hà Nội) tổ chức hoạt động để phụ huynh và HS thử làm giáo viên (GV) nằm trong sự kiện Ngày đồng cảm. Sau khi đăng ký và thử làm GV ở lớp của con 1 giờ học, anh Trần Duy Chức (44 tuổi, phụ huynh có 2 con lớp 4 và 6) chia sẻ với GV hơn và giảm kỳ vọng “con học trực tuyến cũng phải được như học trực tiếp”. Anh Chức cho biết anh thường nói trước cả trăm người, nhưng dạy một lớp vài chục HS cũng khiến anh lúng túng và bản thân không kiểm soát được chất lượng học tập của từng HS. Sự trải nghiệm này khiến phụ huynh hiểu rằng không phải ai cũng có thể vào “vai” GV.

PGS Bùi Thị Xuân Mai, Trường ĐH Văn Lang, cho rằng nghiên cứu năm 2021 cho thấy trẻ em nằm trong nhóm có tỷ lệ cao nhất trong các đối tượng mà nhân viên công tác xã hội trợ giúp trong dịch bệnh với hơn 54%. Bà Mai cũng chỉ ra những tác động của đại dịch Covid-19 tới gia đình của HS khiến tâm lý dễ có bạo lực với trẻ, trong đó có áp lực khi phải đóng 2 vai (cha mẹ và thầy cô). Do không có chuyên môn, kỹ năng nên cha mẹ rất dễ thiếu kiên nhẫn khi dạy con.

Tiến sĩ Đỗ Duy Hiếu, Giám đốc trung tâm “Học toán cùng thủ khoa”, từng công bố khảo sát cho thấy có tới 95% phụ huynh nông thôn không thể kèm cặp con đúng cách. Trong khi đó, ở thành thị, con số này là 85%. Ông Hiếu lấy dẫn chứng từ những phụ huynh mà ông biết, dù có trình độ cao, nhưng khi dạy con thì rất thiếu kiên nhẫn, con không hiểu bài là đánh mắng.

Nhà trường cần tăng kênh hỗ trợ học sinh

Về phía nhà trường, ông Nguyễn Văn Hòa, người sáng lập Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), cũng cho rằng sau một thời gian dạy học trực tuyến, nhà trường phải điều chỉnh yêu cầu để HS và phụ huynh giảm áp lực. Kinh nghiệm là bớt cầu toàn, GV trong trường dạy được đến đâu tốt đến đó, từng bước thay đổi và nâng cao hiệu quả các tiết học. “Là người đứng đầu, tôi giảm sự căng thẳng thì chính GV của tôi cũng bớt áp lực, trở nên hạnh phúc hơn. GV hạnh phúc thì HS và phụ huynh sẽ hạnh phúc”, ông Hòa nói.

Ông Hòa cũng đề xuất phải phát triển bộ phận tư vấn tâm lý, công tác xã hội trong trường học để HS có nơi chia sẻ và nêu yêu cầu trợ giúp khi cần thiết. Đây là bộ phận quan trọng, tuy nhiên rất thiếu ở các trường phổ thông.

Trong tâm thư gửi HS, GV, phụ huynh khi các con vẫn chưa đến trường học trực tiếp, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), bày tỏ mong muốn: “Quý vị phụ huynh kiên trì hơn nữa, bình tĩnh hơn nữa trong việc chăm sóc, giúp đỡ các con học hành ở nhà. Thầy mong các con quan tâm đến bố mẹ nhiều hơn nữa, hết sức thông cảm với bố mẹ trong giai đoạn vô cùng khó khăn này, tranh thủ làm một số việc nhà đỡ đần bố mẹ… Tôi đề nghị các thầy cô không nóng vội chạy chương trình, mà hãy xây dựng bài học ngắn gọn, giao ít bài tập; thường xuyên hỏi han HS và phụ huynh để điều chỉnh việc giảng dạy cho phù hợp”.

Trao đổi với PV Thanh Niên về giải pháp hỗ trợ HS trong quá trình học trực tuyến, không đến trường, bà Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết Bộ đã và sẽ yêu cầu các cơ sở giáo dục phát huy vai trò của tổ tư vấn tâm lý, tổ công tác xã hội trong nhà trường để hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời cho HS khi các em gặp các vấn đề về tâm lý, về an sinh hoặc các nguy cơ mất an toàn; xây dựng kế hoạch, phương án tư vấn trực tuyến, tư vấn cá nhân khi HS cần hỗ trợ, giúp đỡ; đồng thời, tăng cường kết nối, trao đổi giữa các GV, GV chủ nhiệm, GV các môn học, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội… trong quá trình HS học trực tuyến để chia sẻ, hỗ trợ liên thông giữa nhà trường, GV, phụ huynh và HS…

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img