Friday, November 29, 2024

Đoạn đường ‘làm chủ’ lớp học trực tuyến



Nhiều giáo viên chưa từng nghĩ có ngày phải rời xa bục giảng để ngồi trước màn hình máy tính điều khiển lớp học. Thế rồi, năm 2021 dạy trực tuyến kéo dài; “Zoom”, “Google Meet”… từ xa lạ trở thành quen.

Nhiều giáo viên chưa từng nghĩ có ngày phải rời xa bục giảng để ngồi trước màn hình máy tính điều khiển lớp học. Thế rồi, năm 2021 dạy trực tuyến kéo dài; “Zoom”, “Google Meet”… từ xa lạ trở thành quen.

Cứ thế, những ngày đầu tiên dạy học trực tuyến đầy khó khăn, tiếp cận với công nghệ cũng từ từ trôi qua.

Nhờ chồng, con hỗ trợ

Cô Phan Thị Diễm Trang (43 tuổi), giáo viên (GV) Trường tiểu học Lê Văn Tám, Q.7, TP.HCM, do không rành công nghệ, nên thời gian đầu chuyển từ học trực tiếp sang trực tuyến, cô đã gặp phải không ít khó khăn.

Cô Trang kể: “Quả thực lúc đầu tôi khá lo lắng. Zoom là gì, làm thế nào lại có thể dạy học trong đó? Cách làm một bài giảng để trình chiếu, cách thiết kế bài tập, bài kiểm tra ra sao… Nhưng sau khi được trường tập huấn, tôi nắm dần dần và tự mày mò thêm. Tuy nhiên, khi bước vào thực tế, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và những chỗ không hiểu. Lúc đó, tôi lại nhờ ông xã và cậu con trai lớp 8 chỉ thêm”.

Con trai của cô Trang còn hỗ trợ mẹ trong việc thiết kế bài giảng trên Power Point, cách quay clip… “Những ngày này, tôi cũng học cách thiết kế các bài thực hành, bài tập cho học sinh (HS) thi thử trên trang web trực tuyến OLM để chuẩn bị cho việc thi học kỳ sắp diễn ra”, cô Trang chia sẻ.

Đoạn đường

Sau thời gian dài học sinh không đến trường vì dịch Covid-19, giáo viên đã quen với việc dạy trực tuyến

Cô Nguyễn Thị Ngọc Anh, tổ trưởng tổ chuyên môn khối 3 Trường tiểu học Bành Văn Trân, Q.Tân Bình, TP.HCM, cũng cho rằng những ngày đầu làm quen với việc dạy trực tuyến khiến cho GV khá vất vả, nhất là GV lớn tuổi có chút hạn chế khi tiếp xúc với công nghệ.

“Lúc đó, trường đã lên kế hoạch GV trẻ rành công nghệ hướng dẫn cho GV lớn tuổi cách sử dụng các nền tảng học trực tuyến. Về bài giảng, chúng tôi phân công GV lớn tuổi xây dựng nội dung chính thức, còn GV trẻ chịu trách nhiệm thu thập hình ảnh, thiết kế sao cho sinh động. Trước ngày học chính thức, chúng tôi cũng đã làm quen, tập luyện cách ra vô các nền tảng dạy trực tuyến như Google Meet, Zoom, rồi cách tải bài, trình chiếu… Nhờ thế, khi bước vào dạy chính thức, chúng tôi cũng có thể tự xử lý được các tình huống quen thuộc”, cô Ngọc Anh cho hay.

Nhưng trong quá trình dạy cũng có những tình huống “kỳ cục” xảy ra với cô Ngọc Anh, như màn hình tự nhiên trắng rồi có những dấu tròn xoay tít. Đang loay hoay không biết xử trí sao thì con gái học lớp 3 của cô thấy thế bèn lên tiếng: “Mẹ phải tắt màn hình đi rồi vào lại, cô giáo của con cũng làm vậy đó”. Quả đúng như vậy, cô Ngọc Anh thoát ra rồi vào lại thì lại dạy bình thường. “Tôi tìm hiểu thì mới biết do sử dụng Zoom miễn phí nên bị vậy. Tôi bèn quyết định tự mua bản quyền với giá 150.000 đồng/tháng để khỏi bị trắng màn hình nữa”, cô Ngọc Anh vui vẻ kể lại.

Vẫn còn nhiều áp lực khác

Đến nay, việc sử dụng công nghệ trong dạy trực tuyến đã không còn làm khó được cô Trang, cô Ngọc Anh và nhiều GV khác nữa. Tuy nhiên, áp lực khác vẫn còn.

Cô Ngọc Anh kể tiếp: “Thời gian đầu, mỗi lần vào buổi học, thấy thiếu HS là tôi lại gọi điện cho phụ huynh từng em. Hóa ra HS quên giờ vào lớp, có em dậy trễ, lại có em vào sớm quá chưa thấy lớp mở lại tranh thủ chơi rồi quên luôn… Đến bây giờ vẫn còn tình trạng HS vô lớp điểm danh xong đi đâu mất, cô gọi khan giọng không trả lời. Sau buổi học, GV lại gửi bài giảng lên nhóm Zalo phụ huynh để phụ huynh cho con học”.

Ông Trần Tâm, Hiệu trưởng Trường tiểu học Bành Văn Trân, nhìn nhận: “Đúng là 2 năm dịch vừa qua, các GV, đặc biệt GV lớn tuổi vốn chỉ quen với việc cầm phấn viết bảng, đã phải nỗ lực rất nhiều để tiếp cận và sử dụng công nghệ trong việc dạy học, chưa kể phải vượt qua những khó khăn trong quá trình dạy qua màn hình. “Đó là việc bắt buộc phải làm, phải thích nghi, nếu không thì chúng ta sẽ không đáp ứng được yêu cầu của việc dạy và học trong tình hình dịch Covid-19 còn kéo dài. Nhiều GV lớn tuổi phải nhờ chồng, con hướng dẫn thêm. Ban đầu vất vả vậy, nhưng đến nay mọi thứ đã đi vào ổn định và việc dạy, học trực tuyến đã trở nên nhẹ nhàng hơn so với trước đây”.

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img