Thursday, November 28, 2024

Diện mạo di tích Văn Miếu


Thực hiện: Lê Chung | 01/11/2022

(Chuyện Nóng 24h) – Với mục tiêu Bảo tồn và phát huy giá trị của một di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa thế giới, mới đây HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi Di tích Văn Miếu”.

Diện mạo di tích Văn Miếu Huế trước thời điểm được tu bổ, tôn tạo - Ảnh 1.

Di tích Văn Miếu tại Thừa Thiên Huế là một trong những công trình tiêu biểu trong Quần thể kiến trúc Cố đô Huế được xây dựng vào năm 1808, là nơi thờ tự các bậc Tiên thánh, Tiên hiền Nho học và các bậc hiền tài của đất nước.

Diện mạo di tích Văn Miếu Huế trước thời điểm được tu bổ, tôn tạo - Ảnh 2.

Thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Thành Thái, Văn Miếu được trùng tu, nâng cấp và xây dựng thêm các công trình kiến trúc trên một khu đất rộng khoảng 3ha.

Diện mạo di tích Văn Miếu Huế trước thời điểm được tu bổ, tôn tạo - Ảnh 3.

Từ bến thuyền ở bờ sông Hương lên đến đến tòa miếu chính Đại Thành Điện của di tích Văn Miếu phải đi qua 3 cửa là Linh Tinh Môn, Văn Miếu Môn và Đại Thành Môn.

Diện mạo di tích Văn Miếu Huế trước thời điểm được tu bổ, tôn tạo - Ảnh 4.

Văn Miếu Môn được xây dựng với nét kiến trúc cổ kính rất đặc trưng ở Cố đô Huế.

Diện mạo di tích Văn Miếu Huế trước thời điểm được tu bổ, tôn tạo - Ảnh 5.
Diện mạo di tích Văn Miếu Huế trước thời điểm được tu bổ, tôn tạo - Ảnh 6.

Bước qua Văn Miếu Môn là công trình Đại Thành Môn.

Diện mạo di tích Văn Miếu Huế trước thời điểm được tu bổ, tôn tạo - Ảnh 7.

Công trình Đại Thành Môn là lối đi dẫn đến khu vực trung tâm của di tích Văn Miếu.

Diện mạo di tích Văn Miếu Huế trước thời điểm được tu bổ, tôn tạo - Ảnh 8.

Tại khu vực trung tâm, phía trước Điện Đại Thành có 2 nhà bia.

Diện mạo di tích Văn Miếu Huế trước thời điểm được tu bổ, tôn tạo - Ảnh 9.

Nơi đây có 2 tấm bia ngự chế của vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị.

Diện mạo di tích Văn Miếu Huế trước thời điểm được tu bổ, tôn tạo - Ảnh 10.

Ngoài ra, bên trong di tích Văn Miếu còn có hai hàng bia đá Tiến sĩ gồm 32 tấm bia ghi danh 293 Tiến sĩ của khoa thi bắt đầu từ năm 1822 triều vua Minh Mạng và cuối cùng năm 1919 triều vua Khải Định.

Diện mạo di tích Văn Miếu Huế trước thời điểm được tu bổ, tôn tạo - Ảnh 11.
Diện mạo di tích Văn Miếu Huế trước thời điểm được tu bổ, tôn tạo - Ảnh 12.

Vào thời nhà Nguyễn, hàng năm vào mùa Xuân và mùa Thu, triều đình thường tổ chức lễ tế ở đây, các năm vua đích thân đứng chủ tế thì cuộc lễ được tổ chức rất trang trọng. Nhà Nguyễn xếp lễ tế tại Văn Miếu vào hàng trung tự.

Diện mạo di tích Văn Miếu Huế trước thời điểm được tu bổ, tôn tạo - Ảnh 13.

Vì nhiều lý do khác nhau, hiện nay một số công trình trong di tích Văn Miếu đang trong tình trạng tổn thất nặng. Các công trình gỗ, bao gồm ngôi điện chính hiện chỉ còn lại nền móng.

Diện mạo di tích Văn Miếu Huế trước thời điểm được tu bổ, tôn tạo - Ảnh 14.

Vết tích nền móng của công trình Đại Thành Điện.

Diện mạo di tích Văn Miếu Huế trước thời điểm được tu bổ, tôn tạo - Ảnh 15.

Mới đây, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi Di tích Văn Miếu” giai đoạn 1 với mục tiêu Bảo tồn và phát huy giá trị của một di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa thế giới. Dự án có tổng mức đầu tư gần 66 tỷ đồng từ nguồn ngân sách, triển khai trong 3 năm.

Diện mạo di tích Văn Miếu Huế trước thời điểm được tu bổ, tôn tạo - Ảnh 16.

Cụ thể, dự án này tập trung phục hồi thích nghi toàn bộ công trình Văn Miếu chính điện rộng 830m2, với hệ tường móng xây gạch và các bậc cấp; Cân chỉnh hệ thống chân táng đá Thanh hiện trạng, mặt nền hoàn thiện lát gạch Bát Tràng men; Phục hồi hệ khung gỗ, hệ mái, hệ vách cửa bằng gỗ; Phục hồi mái lợp ngói liệt men vàng và toàn bộ hệ thống giao giống trang trí; Phục hồi tường xây gạch vồ vữa tam hợp, bả màu, quét vôi màu vàng nhạt cùng các đồ nội thất bên trong.

Diện mạo di tích Văn Miếu Huế trước thời điểm được tu bổ, tôn tạo - Ảnh 17.

Bên cạnh đó, dự án còn tu bổ, phục hồi sân miếu, Đại Thành Môn, Kim Thanh Môn, Ngọc Chấn Môn, Văn Miếu Môn, bến thuyền cùng hạ tầng kỹ thuật liên quan.

Diện mạo di tích Văn Miếu Huế trước thời điểm được tu bổ, tôn tạo - Ảnh 18.

Di tích Văn Miếu tại Thừa Thiên Huế lâu nay cũng là điểm đến thu hút du khách đến tham quan tìm hiểu.

Diện mạo di tích Văn Miếu Huế trước thời điểm được tu bổ, tôn tạo - Ảnh 19.

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, việc đầu tư tu bổ phục hồi di tích Văn Miếu là rất cần thiết, nhằm tưởng nhớ đến những danh nhân đã góp phần xây dựng đất nước dưới triều Nguyễn, đồng thời góp phần tôn vinh, cổ vũ tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam và người dân Thừa Thiên Huế.

Diện mạo di tích Văn Miếu Huế trước thời điểm được tu bổ, tôn tạo - Ảnh 20.

Sau khi phục dựng thành công di tích, di tích sẽ góp phần làm phong phú thêm cho di sản kiến trúc Cố đô Huế nói chung và cụm di tích từ khu vực Kim Long – chùa Thiên Mụ – Văn Miếu nói riêng



Nguồn: toquoc.vn

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img