Ngân hàng tiếp tục là một trong những nhóm ngành duy trì được kết quả kinh doanh khá tích cực trong quý II vừa qua.
Lợi nhuận ngân hàng tiếp tục tăng
Theo tổng hợp của Fiingroup, lợi nhuận sau thuế của 27 ngân hàng niêm yết đạt hơn 60,9 nghìn tỷ đồng, đóng góp một phần nửa tổng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp và ngân hàng niêm yết.
Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, con số này đã tăng 21,6%. Tuy nhiên, nếu so với quý I năm nay, mức lợi nhuận trong quý II chỉ tăng khoảng 6%. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do tín dụng tăng chậm, và chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay thu hẹp, nên ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng.
Trong bối cảnh đó, các ngân hàng thương mại đã cố gắng đa dạng hóa nguồn thu. Một số ngân hàng có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi tăng tới 16,5% so với quý trước. Đồng thời, buộc phải tìm cách tiết giảm chi phí để tìm kiếm lợi nhuận.
Các tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ tiếp tục khả quan hơn trong nửa cuối năm
Ngân hàng tìm cách đa dạng hóa nguồn thu
Song song với việc đẩy mạnh tín dụng, ngân hàng này đã kết hợp cung cấp các sản phẩm dịch vụ ưu đãi riêng cho từng nhóm khách hàng vay. Nhờ đó, nguồn thu từ dịch vụ tăng hơn 73% so với cùng kỳ, góp phần giúp ngân hàng đạt hơn 6.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong nửa đầu năm.
Bà Hoàng Thị Mai Thảo – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB cho biết: “Chúng tôi luôn lấy khách hàng là trọng tâm, xây dựng các gói giải pháp tài chính, để khách hàng có thể tăng cường khả năng tiếp cận vốn với ngân hàng một cách dễ dàng nhất và đa dạng nhất. Vì ngoài nhu cầu mua nhà, họ còn có các nhu cầu tiêu dùng khác thông qua sản phẩm cho vay thấu chi và thẻ tín dụng để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng”.
Cũng đa dạng nguồn thu, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng này đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Tổng thu thuần hợp nhất cũng tăng hơn 10%. Đáng nói, ngân hàng tiết kiệm được khá nhiều chi phí nhờ quá trình số hóa, giúp lượng người dùng thường xuyên tăng cao. Qua đó, giúp tăng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn. Nguồn tiền này được gọi là CASA có mức lãi suất thấp, chỉ khoảng 0,2%/năm, thấp hơn nhiều so với mức 4-6% của tiền gửi có kỳ hạn.
Ông Nguyễn Phi Hùng – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng MSB chia sẻ: “Hiện tại tỷ lệ CASA của chúng tôi khoảng 27 %, đóng góp rất lớn trong việc ngân hàng giảm chi phí huy động vốn nói chung. Từ đó, ngân hàng có thể đưa ra các gói cho vay hoặc mức lãi suất cạnh tranh hơn cho khách hàng trong giai đoạn hiện nay”.
GS.TS Tô Trung Thành – Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định: “Chuyển đổi số khiến cho các ngân hàng có thể tiếp cận được đến các khách hàng mà trước đây các ngân hàng thương mại chưa tiếp cận được, dụ như khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc khách hàng cá nhân. Thông qua chuyển đổi số và công nghệ số, bản thân các ngân hàng thương mại có thể tiết kiệm được chi phí quản lý”.
Trên cơ sở kết quả kinh doanh quý II, khảo sát của Vụ dự báo thống kê thuộc Ngân hàng Nhà nước cho thấy, khoảng 70-75% các tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ tiếp tục khả quan hơn trong nửa cuối năm.
Nguồn: vtv.vn