Friday, November 22, 2024

Phát triển Thể thao điện tử giải trí (Bài 2): Hướng đi tiên phong trong lĩnh vực mới

(Tổ Quốc) – Môi trường hoạt động thuận lợi đã giúp Thể thao điện tử Việt Nam tiếp cận với lĩnh vực Thể thao thể chất số và bước đầu đạt được những thành công, từ đó mở ra những cơ hội mới cho ngành TDTT nói chung.

(Tổ Quốc) – Môi trường hoạt động thuận lợi đã giúp Thể thao điện tử Việt Nam tiếp cận với lĩnh vực Thể thao thể chất số và bước đầu đạt được những thành công, từ đó mở ra những cơ hội mới cho ngành TDTT nói chung.

Tiên phong trong Thể thao thể chất số

Sự ủng hộ, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước đã thiết lập môi trường hoàn hảo để Thể thao điện tử, Vũ đạo thể thao giải trí phát triển. Bên cạnh đó, việc thành lập Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (Viresa) vào đầu năm 2009 đã giúp định hướng, tổ chức, phát triển các môn theo đúng tính chất là các môn thể thao; tạo thành một sân chơi lành mạnh, cũng như trở thành đại diện có tư cách pháp nhân của môn thể thao trong cả nước và trong Tổ chức Thể thao Quốc tế và khu vực tương ứng.

Phát triển Thể thao điện tử giải trí (Bài 2): Hướng đi tiên phong trong lĩnh vực mới - Ảnh 1.

Thể thao thể chất số được đánh giá có tiềm năng phát triển lớn ở Việt Nam

Quá trình hội nhập nhanh chóng giúp những loại hình Thể thao mới có điều kiện thuận lợi để du nhập vào Việt Nam. Từ cuối năm 2023 và đầu năm 2024, khái niệm Thể thao thể chất số đã dần được du nhập và trở thành xu hướng phát triển ở Việt Nam. Thể thao thể chất số (Phygital Sports) là một loại hình thể thao mới dựa trên sự kết hợp giữa thể thao thể chất truyền thống, thể thao điện tử và công nghệ kỹ thuật số.

Dù có phần khác biệt với những hình thức truyền thống nhưng Thể thao thể chất số vẫn đảm bảo tính tương đồng trong thi đấu. Do vậy, loại hình thi đấu mới mẻ này nhận được sự ủng hộ, tham dự của giới trẻ.

Khảo sát tại 6 tỉnh thành với hơn 1.100 CLB đang hoạt động cùng số lượng gần 35.00 học viên có điều kiện tiếp cận mô hình tổ chức Thể thao thể chất số sớm như Bắc Ninh; Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh cho thấy, thành phần tham gia tập luyện môn này đa dạng về lứa tuổi, từ mẫu giáo, mầm non đến trung niên và cao tuổi, nhưng tập trung chính vẫn ở độ tuổi thanh thiếu niên với nhiều môn có vũ đạo mới hiện đại được du nhập vào Việt Nam.

Với xu hướng phát triển mạnh mẽ, đầu năm 2024, Giải đấu toàn quốc Thể thao điện tử và thể chất số (Esports and Phygital Sports Festival Vietnam) đã được tổ chức lần đầu có với sự tham dự của hơn 5.500 VĐV trên khắp cả nước đã có thấy sức hút của bộ môn.

Chỉ sau giải đấu 1 tháng, Thang Long Warriors đã giành chức vô địch bóng rổ thể chất số tại Games Of The Future 2024 được tổ chức tại Nga. Kết quả này cho thấy Việt Nam có tiềm năng rất lớn ở lĩnh vực Thể thao thể chất số nói riêng và E-sports nói chung.

Phát triển Thể thao điện tử giải trí (Bài 2): Hướng đi tiên phong trong lĩnh vực mới - Ảnh 2.

Thăng Long Warriors đại diện cho Việt Nam tham dự giải Games Of The Future 2024 và họ đã xuất sắc giành chức vô địch nội dung bóng rổ thể chất số (Phygital Basketball Invitational)

Theo đánh giá về mức độ nhận thức tiềm năng phát triển Thể thao thể chất số theo hướng tiếp cận hoạt động TDTT gắn với chuyển đổi số trong các lĩnh vực thể thao điện tử giải trí Việt Nam được VIRESA thực hiện, có khoảng 22.3% đánh giá ở mức quan trọng, 87.9% ở mức rất quan trọng và chỉ có 1.3% đánh giá bình thường.

“Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng phát triển Thể chất số trên Thế giới và Việt Nam đã mở ra góc nhìn toàn diện về tương lai phát triển phong trào thể thao chất số, qua triển khai hệ thống giải đấu toàn quốc đã đáp ứng được nhu cầu phát triển trong thời kỳ chuyển đổi số về hoạt động TDTT mở ra cơ hội phát triển kinh tế, tự chủ hoạt động…

Đó là những yếu tố cơ bản khẳng định hướng đi mới tạo động lực phát huy tiềm năng kinh tế thể thao, phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong thời kỳ mới” – TS. Nguyễn Hữu Hùng Trưởng ban Thể thao thể chất số, Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA) cho biết.

TS. Nguyễn Hữu Hùng cho rằng, thực trạng phát triển Thể thao thể chất số tại Việt Nam và quốc tế đã cho thấy những nhu cầu cấp thiết đáp ứng kịp thời xu thế phát triển trong thời kỳ bùng nổ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy các quốc gia đang phát triển phải đi tắt đón đầu trong công cuộc chuyển đổi số, trong đó các giải đấu thể thao thể chất số đa môn có bản sắc truyền thống và quốc tế sẽ là tính ưu việt nổi trội mở ra những cơ hội mới cho ngành TDTT.

Việc thúc đẩy sự phát triển của Thể thao thể chất số khẳng định hướng đi mới tạo động lực phát huy tiềm năng kinh tế thể thao, phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong thời kỳ mới, từ đó tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của thể thao truyền thống gắn với các nền tảng thể thao số. Đồng thời kéo theo đó là nền kinh tế thể thao phát triển vượt trội, gắn nhiều môn thể thao khác nhau với một trò chơi trên máy tính hoặc chương trình mô phỏng gắn với không gian thực tế ảo hoặc cụ thể là thể thao thể chất số có tính tương đồng với môn thể thao thể chất.

“Điều này tạo sự kết nối các hệ sinh thái toàn diện trên bất cứ các nền tảng phát trực tuyến phổ biến nào trong thế giới thực và ảo thông qua AR, VR và công nghệ tương tác, Video hoặc hình ảnh cá nhân của riêng họ mang lại nguồn tài chính tiềm năng có thể đến ngay từ quảng cáo…

Từ đó dần hình thành mô hình truyền thông mới, nhiều màu sắc, giúp định vị thương hiệu quốc gia năng động tới những người tham gia trên toàn thế giới, tiến tới hội nhập với đấu trường quốc tế, góp phần tích cực vào công cuộc chuyển đổi số trong lĩnh vực TDTT, làm gia tăng giá trị nền kinh tế thể thao trong thời kỳ mới” – TS. Nguyễn Hữu Hùng khẳng định

Củng cố các hoạt động Thao điện tử, Vũ đạo thể thao giải trí

Với sự bổ sung của Thể thao thể chất số, VIRESA hiện đã nâng số mảng hoạt động lên con số 3 cùng Thể thao điện tử và Vũ đạo thể thao giải trí. Trái với Thể thao thể chất số đang khởi đầu với những bước đi đầu tiên, Thể thao điện tử và Vũ đạo thể thao giải trí đã và đang mang lại những thành tựu tích cực, dần được khẳng định được vị thế trên bình diện quốc tế.

Dù vậy, để đảm bảo cho sự đồng nhất, tạo sự kết nối các hệ sinh thái toàn diện, công tác hoàn thiện về mặt pháp lý luôn cần được ưu tiên thực hiện.

Phát triển Thể thao điện tử giải trí (Bài 2): Hướng đi tiên phong trong lĩnh vực mới - Ảnh 3.

Các giải Thể thao điện tử đều có Điều lệ giải và Luật thi đấu được ban hành đầy đủ (Ảnh: VIRESA)

Ông Đỗ Việt Hùng, Chủ tịch VIRESA cho biết, để hoàn thiện hơn về mặt pháp lý, giúp định hướng, tổ chức, phát triển các môn theo đúng tính chất là các môn thể thao, VIRESA đã xây dựng và báo cáo Cục TDTT về việc ban hành Luật thi đấu Thể thao điện tử (Luật khung) và Luật thi đấu một số bộ môn thể thao điện tử phổ biến tại Việt Nam, thường xuyên báo cáo Cục TDTT và các cơ quan chức năng về việc tổ chức giải đấu toàn quốc từng môn thể thao điện tử, cử VĐV tham gia các giải quốc tế.

Trong các giải Thể thao điện tử do VIRESA tổ chức hoặc giao các đơn vị hội viên tổ chức, Điều lệ giải và Luật thi đấu cũng như các văn bản, qui chế, qui định khác đều được xem xét ban hành đầy đủ, đảm bảo cả về chuyên môn và tính pháp lý, giúp các Câu lạc bộ/đội/cá nhân chủ động trong công tác chuẩn bị chuyên môn, kinh phí và các phương tiện để tham dự giải. Công tác chuẩn bị cho các giải thi đấu, từ kinh phí tổ chức, thành lập Ban Tổ chức đến việc xác định, xây dựng kế hoạch thi đấu…đảm bảo cho các VĐV trong quá trình thi đấu giành thành tích cao và an toàn.

Hệ thống các giải đấu (ở một số nội dung) trong nước và quốc tế tại Việt Nam ngày một gia tăng và ổn định. Công tác tổ chức giải được chú trọng hơn và dần đi vào chuyên nghiệp, từ đó, trình độ của các VĐV được nâng cao rõ rệt, góp phần tạo dấu ấn Việt Nam trên đấu trường quốc tế.

“Đối với công tác phát triển vũ đạo thể thao giải trí như Breaking, Hip hop, các bộ môn vũ đạo khác…. chúng tôi đã chủ động kết nối các nguồn lực, tập trung phát triển phong trào ở một số tỉnh thành, trong học sinh sinh viên; xây dựng sách hướng dẫn tập luyện và nghiên cứu cơ bản về kỹ thuật; kết hợp với các đơn vị chức năng có chuyên môn về giáo dục và đào tạo như Trường ĐHTDTT Bắc Ninh, kiện toàn hệ thống tài liệu đào tạo nguồn lực cho các nhóm như hướng dẫn viên, trọng tài, HLV với cấu trúc phân cấp rõ ràng, đảm bảo tính khoa học, chuyên môn và thực tiễn” – ông Đỗ Việt Hùng nói thêm.

Công tác mở rộng cũng được tiến hành tích cực thông qua việc kết nạp thêm nhiều hội viên tập thể hoạt động tích cực trong mảng thể thao giải trí, tổ chức nhiều giải thi đấu trong nước và đăng ký tham gia thi đấu quốc tế…, đồng thời, vận động các nguồn lực xã hội hóa để cử VĐV tham dự các giải đấu tập huấn, tích lũy điểm ở các hạng mục để chuẩn bị cho các kỳ Đại hội như SEA Games, ASIAD hay Olympic./.

Bạch Dương

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img