Mặc dù NFTcó sự tăng trưởng đột phá trong năm 2021 với tổng giá trị các giao dịch đạt đến 22 tỉ USD, thị trường tài sản số này bắt đầu bộc lộ ra nhiều vấn đề liên quan đến bản quyền.
Mặc dù NFT có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2021 với tổng giá trị các giao dịch đạt đến 22 tỉ USD, thị trường tài sản số này bắt đầu bộc lộ ra nhiều vấn đề liên quan đến bản quyền.
NFT bùng nổ, nhiều kẽ hở pháp lý xuất hiện |
NFT bùng nổ trong năm 2021
NFT là viết tắt của cụm từ Non-fungible token, có thể tạm dịch là tài chứng không thể đổi ngang. Loại tài chứng (token) này dựa trên công nghệ chuỗi – khối (blockchain) và thường đại diện cho các tác phẩm, sản phẩm dễ bị sao chép như tranh, hình ảnh, video, tệp âm thanh và các tệp kỹ thuật số. Hay nói theo một cách dễ hiểu hơn, NFT có thể ví như là một chứng nhận sở hữu và quyền truy cập trên nền tảng số.
Sau cơn sốt tiền điện tử, giới đầu tư đi tìm tiếp những thị trường tiềm năng cho đồng tiền của họ được sinh sôi nảy nở và NFT là một mảnh đất màu mỡ mới, thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Thống kê bởi DappRadar, chỉ trong năm 2021, tổng giao dịch các NFT đạt 22 tỉ USD, tăng vọt so với mức 100 triệu USD của năm 2020.
Tuy vậy, việc bùng nổ của NFT cũng làm bộc lộ nhiều kẽ hở về mặt pháp lý của loại hình này.
Bê bối vấn đề bản quyền NFT
Cuối năm 2021, Brian Moore và Mike Lacher đã trở thành tâm điểm của cộng đồng NFT khi công bố “Non-Fungible Olive Gardens” – một tác phẩm chứa đựng các hình ảnh nhà hàng Olive Garden dưới dạng mã hóa với mỗi NFT đại diện cho một trong số 880 chi nhánh tại Mỹ của chuỗi nhà hàng này. Thậm chí, hai người này đã lập hẳn một nhóm những người yêu thích Olive Garden trên nền tảng Discord.
Non-fungible Olive Gardens |
Khoảng 10 ngày sau khi tác phẩm được công bố, Olive Garden lên tiếng dự án này không hề liên quan đến họ và trong ngày 30.12.2021 đã gửi yêu cầu gỡ bỏ đến OpenSea – sàn giao dịch NFT nơi dự án Non-Fungible Olive Gardens được đăng bán. Ngay lập tức, OpenSea đã xóa tài khoản người bán và gỡ tác phẩm nói trên. Tuy nhiên, động thái này lại bị chính cộng đồng người yêu thích Olive Garden quay lưng với chuỗi nhà hàng.
The Wall Street Journal (WSJ) nhận định bản quyền trên thị trường NFT đã trở thành một vấn đề khá nan giải, nhiều tác phẩm bị biến thành NFT và rao bán trên mạng khi chưa được phép của “chính chủ”.
Đôi khi, sự mâu thuẫn xuất hiện từ quan điểm, góc nhìn giữa nghệ sĩ và các thương hiệu. Đối với nghệ sĩ và người dùng, NFT là một tác phẩm nghệ thuật dưới dạng kỹ thuật số. Trong khi đó, với các doanh nghiệp thì đây lại là một phiên bản sử dụng trí tuệ của họ, là một mặt hàng có thể thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong metaverse.
Các thương hiệu lớn nỗ lực “dẹp” tác phẩm NFT liên quan đến họ
Hiện tại, metaverse là xu hướng, được đánh giá rất nhiều tiềm năng. Các doanh nghiệp đã dần nhận ra điều này, một số thương hiệu (tiêu biểu là Nike) đã bước đầu tham gia metaverse và nhiều doanh nghiệp lớn khác cũng đã dần lên kế hoạch để dấn thân vào xu thế thực tế ảo này.
Chính vì vậy, nhiều thương hiệu lớn như hãng thời trang Hermès hay hãng phim Miramax, đang ra sức để tìm kiếm và loại bỏ những tác phẩm NFT có liên quan đến thương hiệu của họ. Trong cuối năm 2021, Hermès đã gửi thư yêu cầu Mason Rothschild gỡ bỏ những chiếc túi MetaBirkins bản NFT do anh ta tạo ra, vốn đã đem về cho Rothschild một khoản lợi nhuận 1,2 triệu USD trước đó.
Bên cạnh đó, chuỗi rạp Cinemark từng đâm đơn kiện Roblox vì một số thành phố ảo được người chơi tạo ra trong trò chơi này có chứa các rạp chiếu phim Cinemark. Vụ kiện diễn ra trong năm 2016 và đã bị bác bỏ sau hai tháng mà không công khai bất kỳ phán quyết nào.
Cần có các cơ chế pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Thời đại số đã đến, metaverse, NFT và nhiều loại hình dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới. Những tranh chấp của các thương hiệu Hermès hay Olive Garden với các nghệ sĩ NFT được cho là thử thách ban đầu của thời đại số này.
Giáo sư Kal Raustiala, chuyên nghiên cứu quyền sở hữu trí tuệ tại Trường Luật – Viện Đại học California tại L.A (Hoa Kỳ), nhận định luật truyền thống sẽ có lợi với những nghệ sĩ như Rothschild. Tuy nhiên, các quy định, quy chuẩn trước đây cần được thay đổi ngay khi các vụ tranh chấp liên quan đến NFT xuất hiện.
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.