Saturday, November 30, 2024

“Tịnh thất Bồng Lai” mạo danh tu hành, lợi dụng “trẻ mồ côi” để trục lợi như thế nào?



Nơi tự xưng là “Tịnh thất Bồng Lai” đã lợi dụng Phật giáo và danh nghĩa nuôi “trẻ mồ côi” (mà thật ra là con cháu ruột của ông Lê Tùng Vân) để trục lợi tiền từ thiện.

"Tịnh thất Bồng Lai" mạo danh tu hành, lợi dụng "trẻ mồ côi" để trục lợi như thế nào?

 

Sự thật về nơi tự xưng là “Tịnh thất Bồng Lai”

Những ngày qua, câu chuyện xoay quanh “Tịnh thất Bồng Lai” lại nóng lên trên mạng xã hội sau khi Lê Thanh Minh Tùng, tự nhận là con ruột của Lê Tùng Vân (người xưng là Hòa thượng Thích Tâm Đức ở “Tịnh thất Bồng Lai”) xuất hiện trên livestream của bà Nguyễn Phương Hằng. Tại đây, Lê Thanh Minh Tùng đã tố cáo những câu chuyện động trời ở “Tịnh thất Bồng Lai”.

Trước đó, vào tháng 10/2020, Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng phóng sự về sự thật của nơi gọi là “Tịnh thất Bồng Lai” cùng những thủ đoạn kêu gọi từ thiện dành cho những đứa trẻ mà họ tự nói là mồ côi từ nhiều năm qua.

Sự thật nơi tự xưng là Tịnh Thất Bồng Lai

“Tịnh thất Bồng Lai” (sau tự đổi tên là “Thiền am bên bờ vũ trụ”), tọa lạc xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Một địa điểm tâm linh tự xưng làm xôn xao dư luận trong vùng thời gian qua. Cơ sở này gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của tổ chức Phật giáo và an ninh trật tự tại địa phương.

Đến nay, Công an tỉnh Long An và các cơ quan chức năng khác của tỉnh đã điều tra, xác minh và có đủ cơ sở để xác định, đây là cơ sở lợi dụng Phật giáo và danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi để kêu gọi lòng tốt của mọi người trong và ngoài nước giúp đỡ, nhằm trục lợi cá nhân.

Theo Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An, nơi tự xưng là “Tịnh thất Bồng Lai” ở xã Hòa Khánh Tây, H.Đức Hòa, tỉnh Long An không phải là tự viện hợp pháp và không do Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An quản lý.

Những người đang sống và sinh hoạt tại đây không phải là tu sĩ Phật giáo và có dấu hiệu lợi dụng hình thức tu sĩ Phật giáo để kêu gọi lòng tốt của của tín đồ Phật giáo.

Theo Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An, nơi tự xưng là “Tịnh thất Bồng Lai” ở xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An không phải là tự viện hợp pháp và không do Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An quản lý.

Những người đang sống và sinh hoạt tại đây không phải là tu sĩ Phật giáo và có dấu hiệu lợi dụng hình thức tu sĩ Phật giáo để kêu gọi lòng tốt của của tín đồ Phật giáo.

Hòa Thượng Thích Minh Thiện, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An khẳng định: “Đây là không phải là một cơ sở của Phật giáo mà chỉ mượn danh xưng là cơ sở Phật giáo. Lợi dụng hình thức tu sĩ phật giáo, lợi dụng hình thức cơ sở của giáo hội, lợi dụng hình thức nuôi những người cơ nhỡ làm từ thiện để trục lợi cho mình. Đó là vi phạm về pháp luật, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức phật giáo thế giới và gần nhất là tổ chức phật giáo của nước nhà”.

Lãnh đạo xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa cho biết, hiện trong tư thất Bồng Lai có gần 30 người đăng ký thường trú, tạm trú. Chủ hộ là bà Cao Thị Cúc, 60 tuổi. Chủ trì tại nơi tự xưng là “Tịnh thất Bồng Lai” này là ông Lê Tùng Vân, người tự xưng là Hòa Thượng, nhưng theo các cơ quan chức năng tỉnh Long An, đây chỉ là hình thức giả sư.

"Tịnh thất Bồng Lai" mạo danh tu hành, lợi dụng "trẻ mồ côi" để trục lợi như thế nào?

Đoàn kiểm tra làm việc với ông Lê Tùng Vân

Đại diện Sở Nội vụ tỉnh Long An cho biết: “Trường hợp hộ bà Cao Thị Cúc chỉ là hộ gia đình, nhà ở, không phải là cơ sở thờ tự tôn giáo. Việc ông Lê Tùng Vân nói mình là hòa thượng là tự phong, không được GHPGVN và cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận”.

Những video clip được tung lên các trang mạng xã hội cho thấy, mặc dù chưa bao giờ xuất gia, nhưng ông Lê Tùng Vân, luôn mạo xưng mình là “Thầy ông Nội” hay Thầy Thích Tâm Đức. Tự cạo đầu trọc, mặc lễ phục, pháp phục, làm lễ phục xuất gia cho người khác, nhận Phật tử làm tín đồ và tự xưng “Tịnh thất Bồng Lai” là chùa.

Tuy nhiên, khi Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Đức Hòa đến kiểm tra việc chấp hành các quy định về tín ngưỡng, tôn giáo, ông Lê Tùng Vân lại giải thích trái ngược hẳn với những tuyên bố thường ngày: “Ai muốn đến đây, kể cả chính quyền đều phải bấm chuông và gõ cửa, chứ không phải đi vô nói đây là chùa. Xin lỗi chuyện đó không có. Ở đây không phải là chùa”.

Do bị cộng đồng Phật giáo, báo chí, truyền thông, mạng xã hội, phản ứng gay gắt nên Lê Tùng Vân đổi tên “Tịnh Thất Bồng Lai” thành “Thiền am bên bờ vũ trụ”.

"Tịnh thất Bồng Lai" mạo danh tu hành, lợi dụng "trẻ mồ côi" để trục lợi như thế nào?

Nơi tự xưng “Thiền am bên bờ vũ trụ” nhìn từ bên ngoài (Ảnh: NLĐ)

Lấy danh nghĩa “trẻ mồ côi” kêu gọi từ thiện nhưng hóa ra là… con cháu ruột

Nhiều năm qua, “Tịnh Thất Bồng Lai” lợi dụng Phật giáo và danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi đã có những thủ đoạn để tạo dựng niềm tin trong nhân dân, trục lợi tiền từ thiện.

Theo cơ quan công an, từ năm 1990 đến năm 2007, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, ông Lê Tùng Vân đã tạo lập cơ sở tự lấy tên là Trại dưỡng lão – Cô nhi Thánh Đức, lợi dụng danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi để kêu gọi và tiếp nhận tiền từ thiện. Đến năm 2007 thì bị xử lý và chấm dứt hoạt động.

Thủ đoạn này, ông Lê Tùng Vân lại tiếp tục tại “Tịnh thất Bồng Lai”, tỉnh Long An từ năm 2015 đến nay, nhưng với mức độ tinh vi hơn do tận dụng mạng xã hội để quảng cáo, kêu gọi tài trợ.

Cơ quan chức năng địa phương cho biết, những đứa trẻ đang được nuôi dưỡng tại đây không phải là trẻ mồ côi và phần lớn đều có quan hệ huyết thống với ông Lê Tùng Vân.

"Tịnh thất Bồng Lai" mạo danh tu hành, lợi dụng "trẻ mồ côi" để trục lợi như thế nào?

“Tịnh thất Bồng Lai” liên tục cho những em nhỏ tham gia các cuộc thi. Ảnh: NSX

“Tịnh thất Bồng Lai” liên tục cho những em nhỏ được nuôi dưỡng tại đây đi tham gia các cuộc thi thi hát Bolero, “Thách thức danh hài”… Tất cả đều giới thiệu là trẻ mồ côi đến từ “Tịnh thất Bồng Lai”. Mục đích không gì khác là để gây chú ý, quảng bá hình ảnh. Bằng cách này “Tịnh thất Bồng Lai” trở thành điểm lui tới của nhiều cá nhân, tổ chức từ thiện và những tấm lòng vàng trong, ngoài nước gửi quà tặng, tiền hỗ trợ.

Hòa Thượng Thích Minh Thiện nhấn mạnh: “Tự thân những nhà tu học đã không được tổ chức ca hát. Không có lý do nào mà một người tu hành đàng hoàng cho những đứa nhỏ thi danh hài hoàn toàn không đúng Phật giáo và Phật giáo cấm điều đó”.

Sau khi xuất hiện nhiều thông tin về hoạt động lợi dụng Phật giáo và danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi để trục lợi của Tịnh Thất Bồng Lai, ông Lê Hồng Dũng, có chị ruột là vợ của ông Lê Tùng Vân cũng đã đăng đàn tố cáo, vạch trần sự thật.

Ông Dũng nói: “Tôi quyết đưa ra chính quyền để mọi người biết “Tịnh thất Bồng Lai” này là lừa đảo từ xưa đến nay, chứ không phải mới đây. Tịnh thất này lừa gạt về mọi mặt về tinh thần, vật chất, tiền bạc… Thậm chí lấy mẹ tôi ra làm con mồi. Kêu mẹ tôi đem tiền lên cho chị Hai tôi là vợ ổng”.

Bà Lê Thị Tuyết là người được ông Lê Tùng Vân mời về dạy những đứa trẻ sống tại Thánh Đức, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh năm 2006. Trong thời gian sống ở đây, bà từng chứng kiến nhiều việc làm sai trái của Lê Tùng Vân và nay, bà cũng đã quyết định tố cáo.

Bà Tuyết cho biết: “Tôi đưa đơn tố cáo ông Lê Tùng Vân với nội dung ‘hiếp dâm trẻ’ và ‘hành hung trẻ cô nhi’. Tập đoàn ông Lê Tùng Vân là một bầy sư sãi giả mạo, lưu manh, dâm dục, lừa đảo. Đây là câu chuyện có thật. Tôi là người thật việc thật và tôi có trách nhiệm nói ra sự thật”.

"Tịnh thất Bồng Lai" mạo danh tu hành, lợi dụng "trẻ mồ côi" để trục lợi như thế nào?

Bà Lê Thị Tuyết đã tố cáo ông Lê Tùng Vân với nội dung ‘hiếp dâm trẻ’ và ‘hành hung trẻ cô nhi’

Để ổn định tình hình xã hội, Chủ tịch UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo các ngành, các cấp vận động di dời số tượng Phật về cơ sở tôn giáo hợp pháp tại huyện Đức Hòa và yêu cầu cơ sở tự xưng “Tịnh Thất Bồng Lai” không được tụ tập đông người, tổ chức hoạt động tôn giáo trái pháp luật. Các cơ quan chức năng phải điều tra làm rõ mục đích, động cơ tổ chức hoạt động tôn giáo, nuôi dưỡng trẻ em của tổ chức này để xử lý theo quy định của pháp luật.

“Tịnh Thất Bồng Lai” là cơ sở mạo danh, lợi dụng lòng tốt của các nhà từ thiện, làm xấu đi hình ảnh của các tổ chức tôn giáo.

Pháp luật nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng. Tuy nhiên, hoạt động tôn giáo có tổ chức thành nơi tu hành tập trung dưới hình thức tự viện phật giáo phải tuân thủ quy định pháp luật. Phải được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo tập trung theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, phải được sự đồng ý, tuân theo sự quản lý của Ban trị sự giáo hội phật giáo địa phương.

Việc tổ chức cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo không tuân thủ các quy định pháp luật, lợi dụng quyên tiền từ thiện sinh hoạt tôn giáo, nuôi dưỡng trẻ em nhưng thực chất sử dụng số tiền trên không đúng mục đích sẽ bị coi là hành vi có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

 

 

 

Hãy cài đặt PC-Covid, 1 ứng dụng duy nhất sử dụng trong giai đoạn bình thường mới, thuận tiện hơn trong việc khai báo và di chuyển. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.

Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img