Tòa phúc thẩm chấp nhận kháng nghị của Viện KSND TP.HCM, nhận định cấp sơ thẩm vi phạm Điều 16 và khoản 1 Điều 298 bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Tòa phúc thẩm chấp nhận kháng nghị của Viện KSND TP.HCM, nhận định cấp sơ thẩm vi phạm Điều 16 và khoản 1 Điều 298 bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Ngày 29.10, TAND cấp cao tại TP.HCM đã chấp nhận kháng nghị của Viện KSND TP.HCM, hủy toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM trước đó đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hào phạm 2 tội: “dâm ô đối với trẻ em” và “hiếp dâm người dưới 16 tuổi”, để xét xử lại.
Nội dung Viện kiểm sát truy tố 1 tội, tòa có được xử thành 2 tội đăng trên Thanh Niên ngày 23.5.2021 |
HĐXX cấp phúc thẩm nhận định Viện KSND TP.HCM truy tố bị cáo Hào một tội danh “hiếp dâm trẻ em”, nhưng khi xét xử sơ thẩm, TAND TP.HCM tuyên bị cáo Hào 2 tội: “dâm ô đối với trẻ em” và “hiếp dâm người dưới 16 tuổi” là vi phạm Điều 16 bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) về việc đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội, và vi phạm khoản 1 điều 298 BLTTHS năm 2015 về giới hạn xét xử của tòa án.
Vì vậy, TAND cấp cao tại TP.HCM đã hủy bản án sơ thẩm để cấp sơ thẩm xét xử lại.
Liên quan đến vụ án trên, Thanh Niên ngày 23.5.2021 có bài “Viện kiểm sát truy tố 1 tội, tòa có được xử thành 2 tội?”. Trong đó, nhiều chuyên gia pháp luật nêu viện kiểm sát (VKS) truy tố 1 tội nhưng tòa xử 2 tội là vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Theo các chuyên gia, nếu tòa án cho rằng VKS bỏ lọt tội với bị cáo và cách áp dụng pháp luật của VKS không đúng, thì tòa có thẩm quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung và đề nghị VKS làm rõ. Nếu VKS không đồng ý, thì khi ra quyết định đưa vụ án ra xét, tòa phải ghi rõ xét xử bị cáo về những tội danh nào để bị cáo và luật sư thực hiện quyền bào chữa; hoặc về thẩm quyền HĐXX có quyền khởi tố vụ án tại tòa, theo điều 153 BLTTHS năm 2015.
Bản án của TAND TP.HCM sau đó bị Viện KSND TP.HCM kháng nghị phúc thẩm, đề nghị TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm theo hướng hủy bản án để xét xử lại.
Cụ thể, theo kháng nghị của Viện KSND TP.HCM, cáo trạng chỉ truy tố Hào về tội “hiếp dâm trẻ em” theo khoản 4 Điều 112 bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Quyết định đưa vụ án ra xét xử chỉ đề cập xét xử Hào tội “hiếp dâm trẻ em”. Tuy nhiên khi xét xử, TAND TP.HCM tuyên bị cáo 2 tội “dâm ô đối với trẻ em” theo khoản 2 Điều 116 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009), và tội “hiếp dâm người dưới 16 tuổi” tại khoản 2 Điều 142 BLHS 2015.
Theo VKS, HĐXX TAND TP.HCM đã vi phạm khoản 1 Điều 298 BLTTHS năm 2015 về giới hạn xét xử “tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà VKS truy tố và tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử”; vi phạm điều 16 BLTTHS năm 2015 về việc đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội. Bởi bị cáo và luật sư của bị cáo không biết HĐXX sẽ áp dụng điều 116 BLHS năm 1999 và điều 142 BLHS năm 2015 để thực hiện quyền bào chữa và tự bào chữa.
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2:Khi ứng dụng đã được tải về và cài đặt thành công, bạn hãy truy cập vào ứng dụng trên điện thoại.
Bước 3:Tiếp theo, màn hình giới thiệu sẽ hiện lên và hiển thị toàn bộ thông tin về các đơn vị chủ trì, vận hành và phát triển. Sau khi xem xong, bạn chọn Tiếp tục.
Bước 4: Tại mục thông tin, bạn hãy điền số điện thoại để đăng ký hoặc đăng nhập vào ứng dụng. Sau đó, bạn hãy đọc điều khoản sử dụng và chọn vào ô xác nhận khi đã đọc xong Tiếp tục.
Sau khi đã đăng nhập thành công vào ứng dụng, Bạn sẽ thấy các thông tin cơ bản của mình hiện lên như họ tên, giới tính, năm sinh, thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19. Nếu không thấy những dữ liệu này, bạn bấm vào nút đồng bộ trạng thái để cập nhật và hiển thị thông tin của mình.