Friday, June 21, 2024

Gần 36.000 bị hại giai đoạn 2 vụ án tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Kết luận điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 thể hiện, từ năm 2018 – 2019, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã thực hiện hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thông qua việc phát hành 25 gói trái phiếu của 4 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chiếm đoạt 30.081 tỉ đồng của 35.824 bị hại.

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an đã kết luận điều tra vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “rửa tiền”, “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan.
Gần 36.000 bị hại giai đoạn 2 vụ án tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Trương Mỹ Lan tại toà sơ thẩm

NHẬT THỊNH

Theo đó, C03 Bộ Công an đã chuyển hồ sơ sang Viện KSND tối cao đề nghị truy tố 34 bị can ở 3 nhóm tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Cụ thể, 4 bị can bị đề nghị truy tố 3 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới gồm: Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Nguyễn Phương Anh, Phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula; Trịnh Quang Công, Tổng giám đốc Công ty CP tập đoàn quản lý Acumen; Trương Khánh Hoàng, cựu quyền Tổng giám đốc SCB.

Theo đó, 4 bị can bị đề nghị truy tố tội rửa tiền gồm: Chu Lập Cơ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Times Square; Bùi Văn Dũng, lái xe riêng của Trương Mỹ Lan; Trần Xuân Phượng, thư ký của Ngô Thanh Nhã, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát; Tô Thị Anh Đào, Phó tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát.

Ngoài ra, 20 bị can trong vụ án bị đề nghị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó có Trương Huệ Vân, Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor; Hồ Bửu Phương, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán Tân Việt, cựu Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Bùi Đức Khoa, Phó tổng giám đốc Công ty CP Natural Land; Thái Thị Thanh Thảo, cựu Giám đốc dịch vụ khách hàng Wholesale SCB chi nhánh Sài Gòn…

Trần Thị Mỹ Dung, cựu Phó tổng giám đốc SCB bị đề nghị truy tố 2 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền; còn 4 bị can bị đề nghị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới gồm: Nguyễn Vũ Anh Thi (Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn phát triển hạ tầng và BĐS Việt Nam), Nguyễn Hữu Hiệu (Phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Square Việt Nam), Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc SCB), Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB).

Trương Mỹ Lan và đồng phạm rửa tiền ra sao?

Về hành vi rửa tiền từ nguồn tiền phạm tội “tham ô tài sản” của SCB và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” từ phát hành trái phiếu, đối với số tiền 445.747 tỉ đồng, kết luận điều tra thể hiện, từ ngày 1.1.2018 đến ngày 7/10.2022, để che giấu nguồn gốc tiền do phạm tội mà có và hợp thức việc sử dụng và số tiền 415.666 tỉ đồng từ tội phạm tham ô tài sản của SCB. Để tránh việc các cơ quan chức năng phát hiện, truy vết dòng tiền, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chuyển số tiền chiếm đoạt được ra khỏi hệ thống SCB hoặc chuyển khoản cho các cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt ra khỏi tài khoản nhằm cắt đứt, truy vết dòng tiền, để tiếp tục sử dụng cho các mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan.

Số tiền 415.666 tỉ đồng chiếm đoạt của SCB được chuyển vào tài khoản của 483 cá nhân và 450 pháp nhân, sau đó tiếp tục chuyển khoản, rút tiền mặt, nộp tiền vào tài khoản để sử dụng theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan.

Cũng theo KLĐT, trong khoảng thời gian năm 2018 – 2019, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã thực hiện hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thông qua việc phát hành 25 gói trái phiếu của 4 công ty: An Đông, Quang Thuận, Setra, Sunny World (đều thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) chiếm đoạt 30.081 tỉ đồng của 35.824 bị hại. Sau khi chiếm đoạt được tiền của các bị hại, nhằm che giấu nguồn gốc và sử dụng bất hợp pháp số tiền này, để cắt đứt dòng tiền, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã sử dụng.

Trong giai đoạn 1 của vụ án, Trương Mỹ Lan bị TAND TP.HCM tuyên án tử hình về tội “tham ô tài sản”, 20 năm tù về tội “đưa hối lộ” và 20 năm tù về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, tổng hình phạt là tử hình. Tòa sơ thẩm buộc bà Lan phải bồi thường hơn 673.000 tỉ đồng.

Bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Times Square, quốc tịch Hồng Kông) bị tuyên phạt 9 năm tù; bị cáo Trương Huệ Vân (Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor, cháu ruột bị cáo Lan) bị tuyên phạt 17 năm tù. Các bị cáo còn lại, HĐXX tuyên từ 3 năm tù treo đến chung thân.

Ở vụ án này, trong 10 năm, từ 2012 – 2022, SCB đã giải ngân cho nhóm bị cáo Trương Mỹ Lan hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1 triệu tỉ đồng, chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng này. Đến năm 2022, nhóm của bị cáo Trương Mỹ Lan còn 1.284 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỉ đồng (bao gồm khoảng 484.000 tỉ đồng dư nợ gốc và hơn 193.000 tỉ tiền lãi), nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi.

Nhằm che giấu thực trạng tài chính đặc biệt yếu kém và các sai phạm, để SCB không bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và tiếp tục được tái cơ cấu, bị cáo Trương Mỹ Lan đã trực tiếp gặp gỡ bàn bạc, trao đổi với bị cáo Đỗ Thị Nhàn. Bị cáo Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo cấp dưới đưa hối lộ tiền, quà các thành viên trong Đoàn thanh tra. Hành vi nhận tiền để làm trái công vụ của đoàn thanh tra đã tạo điều kiện cho bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm thực hiện rút tiền và sử dụng tiền trái pháp luật tại SCB, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng với số tiền là 514.102 tỉ đồng

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
Người trong mộng xuân khuê
Báo thù SCTV14
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img