Saturday, April 27, 2024

Bác sĩ giả mạo – Có thật sự không liên quan?

Trong một số quảng cáo thổi phồng thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe như “thần dược”, Dược sĩ Phạm Hòa Lan mặc quân phục hoặc áo blouse dù không được phép.

Bác sĩ giả mạo - Có thật sự không liên quan?

 

Sử dụng bác sĩ, chuyên gia y tế đã về hưu để quảng cáo thổi phồng thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe như “thần dược”, các bác sĩ này là nạn nhân hay sẽ phải chịu trách nhiệm gì với những quảng cáo được đăng tải trên mạng xã hội?

Cuối tháng 2, VTV đã cảnh báo về việc quảng cáo thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe được thổi phồng như “thần dược”. Để tạo niềm tin cho người bệnh, các công ty đã sử dụng một số bác sĩ, chuyên gia y tế đã về hưu để giới thiệu và quảng bá sản phẩm.

Bác sĩ giả mạo - Có thật sự không liên quan?

Trong loạt phóng sự giả mạo “lãnh đạo bệnh viện quân đội” để bán thực phẩm chức năng, VTV đã đề cập đến trường hợp Dược sĩ Phạm Hòa Lan. Mặc dù ông Phạm Hòa Lan chỉ là dược sĩ và làm việc tại Cục Quân y nhưng một số trang mạng lại quảng cáo là nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân Y 103, với hơn 40 năm kinh nghiệm chữa cơ xương khớp, chữa khỏi sau 15 ngày và kèm theo số điện thoại để tư vấn.

Khi được hỏi về những quảng cáo này, ông Lan khẳng định chỉ nhận lời giới thiệu các sản phẩm đã được cấp phép và nói đúng nội dung theo hợp đồng.

Phóng viên đặt câu hỏi tại sao khi biết hình ảnh của bản thân bị lợi dụng để quảng cáo không đúng mà ông không kiện các đơn vị này, ông Lan cho biết chỉ báo cáo với đơn vị cũ và cảnh báo trên facebook của mình. Tuy nhiên, ông Lan không đưa ra được bất kể một hợp đồng hay cam kết nào về việc nhận tư vấn, giới thiệu các loại thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Không có bằng chứng nên ông Lan cũng khó có thể chứng minh rằng bản thân bị lợi dụng quảng cáo sản phẩm như “thần dược”. Điều đáng nói là trong một số quảng cáo, ông Lan mặc quân phục hoặc áo blouse dù không được phép.

Theo quy định, nhân viên y tế khi giới thiệu về các sản phẩm bảo vệ sức khỏe hay thực phẩm chức năng không được mặc áo áo blouse hay quân y, đồng thời, phải nhấn mạnh đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, để bán được sản phẩm và đánh lừa người tiêu dùng, tất cả những nội dung này không được nhắc tới mà lại thổi phồng lên như “thần dược”.

Bác sĩ giả mạo - Có thật sự không liên quan?

Dược sĩ Phạm Hòa Lan mặc quân phục trong một số quảng cáo.

Việc mặc trang phục nhân viên y tế hay sử dụng bệnh nhân giả để quảng cáo tác dụng của thực phẩm chức năng đã vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo.

Trên một trang thông tin điện tử có tính năng tổng hợp tin tức trên các trang báo, liên tục xuất hiện những quảng cáo sản phẩm được lồng ghép trong các bài tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe. Với những lời lẽ gây hiểu nhầm cho người bệnh như ” bài thuốc khắc tinh số 1″; “Chữa dứt điểm đau xương khớp”. Điều đáng nói là tất cả đều nhấn mạnh đã được Bộ Y tế công bố.

Tuy nhiên, việc xử lý cũng rất khó khăn vì nhiều trang web giả hay mạng xã hội sử dụng máy chủ đặt ở nước ngoài đăng ký ẩn danh.

Do đó, người dân cần tỉnh táo khi lựa chọn các loại thực phẩm chức năng trước những lời quảng cáo thổi phồng như “thần dược”, tránh tiền mất tật mang.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
Ninh an như mộng
Chuyện gì khó có má lo
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img