Friday, April 26, 2024

Kinh nghiệm quý từ việc phát triển môn golf vươn tầm thế giới ở Nhật Bản

(Tổ Quốc) – Nhật Bản đang có rất nhiều golf thủ tầm cỡ thế giới. Một quốc gia non trẻ về môn golf như Việt Nam có thể học hỏi được gì từ thành công lớn này.

(Tổ Quốc) – Nhật Bản đang có rất nhiều golf thủ tầm cỡ thế giới. Một quốc gia non trẻ về môn golf như Việt Nam có thể học hỏi được gì từ thành công lớn này.

Golf là một môn thể thao phổ biến ở Nhật Bản. Có thể tìm thấy rất nhiều sân golf đa dạng dành cho người chơi golf ở mọi mức ngân sách và trình độ kỹ năng trên khắp các vùng của Nhật Bản. Theo trang PGA Tour, tính đến năm 2021, có 2.151 sân golf ở Nhật Bản và khoảng 4.000 cơ sở luyện tập trong nhà/ngoài trời. Người dân cũng có thể chơi golf quanh năm ở Nhật Bản, trừ những vùng có tuyết – nơi các sân đóng cửa vào mùa đông.

Trong những thập kỷ trước, golf là một môn thể thao khá đắt tiền và độc quyền ở Nhật Bản. Tuy nhiên, ngày nay, phần lớn các sân golf đều mở cửa cho công chúng và không có gì lạ khi chỉ phải trả từ 5.000 đến 10.000 yên mỗi người cho một vòng chơi golf 18 lỗ, bao gồm bữa trưa và xe golf, trong các ngày trong tuần.

Với sự phổ biến như vậy, không có gì lạ khi Nhật Bản đang dần có nhiều tay golf nổi tiếng tầm cỡ thế giới như Keita Nakajima – hiện là tay golf nghiệp dư hàng đầu thế giới hay Hideki Matsuyama – vô địch giải The Master 2021.

Sau khi giành chiến thắng, Hideki Matsuyama đã gửi lời tri ân tới nhiều tiền bối, bạn bè đã giúp đỡ mình như Hiroshi Iwata, người chưa bao giờ lọt vào top 60 trong bảng xếp hạng thế giới nhưng đã giúp đỡ cho Hideki cải thiện khả năng đánh bóng. Hideki cũng bày tỏ khiêm tốn khi được tiếp bước nhiều ngôi sao trước đó như Jumbo Ozaki, Isao Aoki hay Shigeki Maruyama – từng vô địch PGA Tour và nhiều lần vô địch giải golf Japan Tour.

Kinh nghiệm quý từ việc phát triển môn golf vươn tầm thế giới ở Nhật Bản - Ảnh 1.

Các ngôi sao trẻ đang thu hút sự chú ý của thế giới tới golf Nhật Bản. Ảnh: pgatour.

Truyền thống học tập thế hệ đi trước

Tại Nhật Bản, từ “senpai” (có thể hiểu là tiền bối) hàm chứa nhiều điều bất thành văn, trong đó có cả trách nhiệm làm gương và truyền lại kiến thức và kinh nghiệm cho thế hệ sau.

Với Keita Nakajima, dù luôn nỗ lực để được thi đấu tại PGA Tour, nhưng anh vẫn luôn tập trung hoàn thành trách nhiệm được giao của một “tiền bối”. Keita là huấn luyện viên và người cố vấn cho những học sinh lớp dưới tìm đến anh để được hướng dẫn.

Nakajima chia sẻ: “Tôi gia nhập đội khi tôi 15 tuổi. Hồi đó, có rất nhiều senpai mà tôi thực sự ngưỡng mộ. Tôi tập luyện cùng với họ. Nhưng bây giờ tôi là người lớn tuổi nhất trong đội và tôi hy vọng sẽ làm gương tốt cho những cầu thủ trẻ tiếp bước tôi sau khi tôi rời đi.”

Đội Nakajima đề cập đến là đội tuyển quốc gia của Nhật Bản với rất nhiều ngôi sao. Đây cũng là nơi có tới 2 tay vợt nghiệp dư hàng đầu thế giới: Nakajima và Takumi Kanaya mới được trao Huy chương McCormack. Cả hai tay vợt đã tiếp bước Hideki Matsuyama khi giành chức vô địch Giải nghiệp dư châu Á-Thái Bình Dương và giành quyền tham dự Japan Tour khi vẫn còn là một tay vợt nghiệp dư.

Nakajima thường xuyên gửi lời biết ơn tới Kanaya và gọi anh là một phần không thể thiếu trong thành công của mình. Nakajima chia sẻ: “Khi theo dõi trận đấu của Takumi, tôi luôn cảm thấy rằng cú gạt bóng của anh ấy rất chặt chẽ. Tâm lý của anh ấy luôn vững vàng và anh ấy không bao giờ bỏ cuộc, đó là điều mà tôi luôn cố gắng đạt được.”

Kanaya, 24 tuổi, đã ba lần giành chiến thắng trong Japan Golf Tour. Năm 2022, anh có hai lần lọt vào top 10 PGA Tour, đạt hạng thứ 7 tại ZOZO Championship ở Nhật Bản và hạng 9 tại Giải vô địch golf thế giới-Dell Technologies Match Play.

Còn tiền bối của Kanaya? Không ai khác chính là Matsuyama, một cựu sinh viên Đại học Tohuku Fukushi, và là người Nhật Bản đầu tiên vô địch một giải The Master. Còn Matsuyama cũng luôn nhớ tới những người tiền bối của mình. Matsuyama nói: “Tôi thực sự không phải là người tiên phong. Có rất nhiều người khác đã đi trước tôi và đã đặt nền móng để tôi đạt được mục tiêu này. Vì vậy, không chỉ riêng tôi, mà tất cả những người đi trước tôi đã cố gắng và hoàn thành trách nhiệm của họ. Họ là những tấm gương tuyệt vời cho tôi.”

Đội tuyển quốc gia Nhật Bản là sợi dây chung giữa bộ ba golf thủ trẻ của Nhật Bản. Trong quá trình phát triển, đội tuyển đã có nhiều thay đổi và thích ứng với xu thế đào tạo mới.

Tiếp cận và phát triển chiến lược đào tạo mới

Andy Yamanaka, Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hiệp hội Golf Nhật Bản (JGA) cho biết: “Có nhiều người chơi giỏi ở Nhật Bản, nhưng phương pháp hướng dẫn cần phải thay đổi. Trước đây, theo thông lệ, các cựu golf thủ sẽ trở thành huấn luyện viên đội tuyển quốc gia, tuy nhiên, phương pháp huấn luyện của chúng tôi đã thay đổi để tìm thêm các huấn luyện viên có trình độ huấn luyện thực sự và nghiên cứu các phương pháp hướng dẫn để trở thành huấn luyện viên.”

Aijiro Uchida, quản lý cấp cao kiêm giám đốc phát triển thành tích cao của JGA, chia sẻ bước ngoặt đến vào năm 2006, khi Nhật Bản đứng thứ tư trong giải vô địch thế giới.

Ông Uchida nói: “Chúng tôi cảm thấy cần phải thay đổi điều gì đó để nâng cao trình độ của các cầu thủ. “Chúng tôi không có một huấn luyện viên được đào tạo chính thống. Chúng tôi có huấn luyện viên chuyển ngành nhưng không ai có thể đưa ra lời khuyên về thể chất, tinh thần và chế độ ăn uống. Tôi đã đến Florida vào năm 2011 và đến thăm 10 học viện nổi tiếng với các huấn luyện viên đẳng cấp thế giới của họ. Và lần đầu tiên tôi được giới thiệu về một hệ thống huấn luyện, tập hợp các chuyên gia thành tích cá nhân, để giúp phát triển một đội ngũ toàn diện hơn.”

Uchida tự hỏi liệu phương pháp này có thể áp dụng ở Nhật Bản hay không. “Vào năm 2014, khi giải vô địch thế giới diễn ra ở Nhật Bản, tôi đã tận mắt chứng kiến các đội sử dụng hệ thống đó và thấy nó hoạt động rất tốt. Tôi nhận ra rằng nếu chúng tôi không thay đổi những gì đang làm, chúng tôi sẽ không bao giờ có thể làm tốt hơn vị trí thứ tư”, ông cho hay.

Người đầu tiên được JGA tuyển chọn là Gareth Jones – huấn luyện viên đến từ Australia. Jun Nagashima, trợ lý giám đốc phát triển hiệu suất cao tại JGA cho biết Jones mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa phương pháp phương Đông và phương Tây. “Gareth đã kết hợp thành công phong cách huấn luyện golf của riêng mình với khoa học thể thao Nhật Bản. Đồng thời, ông đã đưa văn hóa phương Tây và bầu không khí cởi mở của Australia hòa nhập với văn hóa tôn trọng người đi trước ở phương Đông và sự khiêm tốn của Nhật Bản, sau đó cá nhân hóa những triết lý đó cho từng người chơi. Phong cách huấn luyện này khai thông ranh giới giữa Nhật Bản và các quốc gia khác”, ông Nagashima nói.

Jones cũng thay đổi cách đội Nhật Bản chuẩn bị cho các cuộc thi, chuyển trọng tâm từ luyện tập sang xây dựng chiến lược và hiệu suất trên sân.

Và trong đội tuyển quốc gia, bất kể golf thủ ở lứa tuổi nào, họ đều cảm thấy có trách nhiệm hỗ trợ các vận động viên trẻ hơn. Ông Jones chia sẻ: “Những gì họ đã học được, sau đó họ có thể truyền lại cho các thế hệ tương lai. Hideki đã có ảnh hưởng lớn đến tất cả những người chơi hiện tại. Đó là một nét văn hóa, nhưng nó cũng là một trách nhiệm. Và đó là điều tuyệt vời khi các golf thủ thực hiện trách nhiệm đó một cách nghiêm túc.”

An Bình

PHIM ĐẶC SẮC
Ninh an như mộng
Chuyện gì khó có má lo
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img