Như DĐDN đã thông tin, trong công văn gửi Thủ tướng mới đây, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) cho rằng, thời gian qua, có rất nhiều phụ phẩm chăn nuôi có giá rất rẻ như chân, đầu, cổ, cánh, da, lòng mề gia cầm, đặc biệt gà đẻ loại thải đông lạnh đã bỏ đầu, bỏ chân và nội tạng, vẫn được nhập khẩu với khối lượng rất lớn vào thị trường Việt Nam, làm thực phẩm cho người.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói gì về gia cầm "ngoại" ồ ạt vào Việt Nam?

Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, Bộ NN&PTNT tổ chức họp khẩn.

Công văn của VIPA cũng khẳng định, mỗi tháng có hàng chục ngàn tấn gà đẻ thải loại (gà sống) được nhập lậu qua biên giới vào nước ta, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm trong nước. Trong 5 năm gần đây, sản lượng thịt gà nhập khẩu vào Việt Nam tăng liên tục, theo ước tính chiếm 20-25% tổng sản lượng thịt gà tiêu thụ ở nước ta.

VIPA kiến nghị Chính phủ kịp thời ban hành văn bản cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt từ các nước có sử dụng chất kích thích sinh trưởng Ractopamine, Cysteamine để bảo vệ sức khỏe người dân.

Tuy nhiên, theo Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN&PTNT Nguyễn Thu Thủy, báo cáo, từ đầu năm đến nay, chỉ có khoảng 4.000 tấn chân gà và hơn 400 tấn gà, vịt giống được nhập khẩu.

Liên quan đến gà loại thải không đảm bảo chất lượng nhập khẩu vào Việt Nam, bà Nguyễn Thu Thủy khẳng định, một sản phẩm thịt hoặc phụ phẩm nhập khẩu có mặt trên thị trường Việt Nam phải tuân thủ nhiều bước và trải qua quy trình đàm phán tối thiểu từ 4 đến 5 năm.

“Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) việc đàm phán là không phân biệt đối xử bất cứ một sản phẩm nào khi được nhập khẩu vào Việt Nam. Những sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam đều được đảm bảo theo quy trình 5 bước để đánh giá tối thiểu là 4 năm mới được nhập khẩu Việt Nam để đảm bảo quy trình rất chặt chẽ.

Cục thẩm định các hồ sơ về dịch bệnh cũng như là cả quá trình giám sát về an toàn thực phẩm tại nước nhập khẩu. Vì vậy, nói là sản phẩm không đảm bảo chất lượng nhập khẩu vào Việt Nam là chưa phù hợp. Sắp tới sẽ có rà soát lại các tiêu chuẩn cũng như là sản phẩm của các nước mà hiện nay đang đứng ở vị trí Việt Nam nhập khẩu cao”, bà Thủy cho biết.

Mặc dù vậy, đại diện Cục Thú y cũng khẳng định, sắp tới sẽ rà soát lại các tiêu chuẩn cũng như sản phẩm của các nước mà hiện nay Việt Nam nhập khẩu nhiều.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói gì về gia cầm "ngoại" ồ ạt vào Việt Nam?

Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN&PTNT Nguyễn Thu Thủy, báo cáo, từ đầu năm đến nay, chỉ có khoảng 4.000 tấn chân gà và hơn 400 tấn gà, vịt giống được nhập khẩu.

Sau khi nhận được công văn của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trực tiếp ký Công điện số 426/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ liên quan ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam.

Lý giải thêm nguyên nhân khiến giá sản phẩm chăn nuôi liên tục giảm mạnh thời gian qua, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ NN&PTNT cho biết: “Tổ chức sản xuất thiếu gắn kết với thị trường, thiếu thông tin về và định hướng thị trường và quan hệ cung cầu; hoạt động giết mổ, bảo quản, chế biến sâu sản phẩm chăn nuôi chưa chủ động cũng như tích hợp được giá trị sản phẩm, bên cạnh đó “độ mở” của thị trường là rất lớn. Chăn nuôi an toàn sinh học chưa đồng bộ và triệt để; giá thành sản phẩm chăn nuôi là khá cao chuỗi cung ứng từ trang trại đến sơ chế, chế biến giết mổ đến người tiêu dùng còn nhiều bất cập”.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan thì lưu ý về công tác thông tin thị trường. Theo đó, thông tin không chỉ phục vụ sản xuất, tiêu thụ nông sản mà còn gợi mở cho nông dân chuyển đổi tư duy sản xuất theo cơ chế thị trường.

Bộ Trưởng Lê Minh Hoan khẳng định: “Thị trường và giá cả luôn bất ổn, phải quen dần với những điều này bởi theo cơ chế thị trường thì không bao giờ ổn định. Nền nông nghiệp với 50 triệu nông dân việc phục vụ sản xuất không chỉ chỉ đạo theo kiểu công văn mà làm sao phải sát với thực tế. Cục Trồng trọt phối hợp với Trung tâm chuyển đổi số của Bộ phải cập nhật bản thông tin trực quan hơn từ đó tạo thành thói quen người dân tiếp cận để chủ động sản xuất theo tín hiệu thị trường”.